HÀ NỘI, VIỆT NAM – Media OutReach – Ngày 14 tháng 1 năm 2022 – Trong khuôn khổ Tuần lễ trao giải VinFuture (từ ngày 18 đến 21 tháng 1, tại Hà Nội), Hội nghị chuyên đề “Khoa học vì cuộc sống” sẽ chứng kiến một số nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại đưa ra những dự đoán chi tiết về tương lai của nhân loại .
Dự kiến vào ngày 19 tháng 1, hội nghị chuyên đề, bao gồm 3 lĩnh vực chính: Năng lượng, Trí tuệ nhân tạo (AI) và Y tế, được coi là sự kiện “phải có mặt” dành cho những bộ óc xuất sắc trong khoa học và công nghệ toàn cầu, những người sẽ tham dự Tuần lễ trao giải VinFuture từ ngày 18 đến 22 tháng 1.
Phiên họp “Tương lai của Năng lượng” là một sự kiện duy nhất tại Việt Nam quy tụ hai người từng đoạt giải Nobel là Ngài Konstantin S. Novoselov và Giáo sư Gérard Mourou, cũng như chủ nhân của Giải thưởng Công nghệ Thiên niên kỷ 2010 – Ngài Richard Henry Friend.
Giáo sư Konstantin S. Novoselov, chủ nhân giải Nobel Vật lý trẻ nhất thế giới là người khai sinh ra siêu vật liệu graphene, được dự đoán sẽ trở thành vật liệu chủ đạo trong tương lai. Giáo sư Gérard Mourou ,từng đoạt giải Nobel Vật lý năm 2018, được xem là “cha đẻ” của công nghệ khuếch đại xung laser cực ngắn – kỹ thuật được sử dụng trong những ca phẫu thuật mắt cho hàng triệu người mỗi năm.
Trong khi đó, Giáo sư Richard Henry Friend lại được cả thế giới ghi công khi thành quả nghiên cứu của ông đã đặt nền tảng cho sự ra đời của màn hình OLED – bộ phận phổ biến trong các thiết bị điện tử như TV, smartphone… hiện nay.
Tại phiên họp, những câu hỏi về nguồn năng lượng thay thế quan trọng nhất trong tương lai như “Cách thức làm thế nào để năng lượng trở nên sạch hơn, rẻ hơn và dễ dàng tiếp cận với đại đa số người dân trên toàn thế giới?” sẽ có câu trả lời thỏa đáng. Đây sẽ là chủ đề nhận được sự quan tâm rộng rãi của cả giới khoa học và cộng đồng doanh nghiệp.
Tại phiên họp “Tương lai của Trí tuệ nhân tạo (AI)”, những nhà khoa học hàng đầu thế giới như Tiến sĩ Padmanabhan Anandan, Giáo sư Jennifer Tour Chayes, Tiến sĩ Xuedong David Huang và Tiến sĩ Bùi Hải Hưng sẽ cung cấp cái nhìn toàn cảnh về ảnh hưởng của AI tới cuộc sống con người, cách thức tạo ra lợi thế cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia cũng như các rủi ro tiềm ẩn hoặc khía cạnh đạo đức cần xem xét.
Đây là cơ hội hiếm hoi để giới nghiên cứu và công chúng Việt Nam được gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp với những nhà khoa học nổi tiếng góp phần làm nên sức mạnh của các tập đoàn công nghệ khổng lồ như Microsoft, Google hay Adobe.
Tiến sĩ Padmanabhan Anandan từng là Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành (CEO) của Microsoft Research Ấn Độ, Phó chủ tịch tại Adobe Research với các nghiên cứu chuyên sâu về thị giác máy tính, phân tích chuyển động trực quan, giám sát video và mô hình hóa cảnh 3D. Giáo sư Jennifer Tour Chayes là Giám đốc điều hành của 3 trung tâm Microsoft Research tại Cambridge, New York và Montreal (Canada). Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Microsoft – Xuedong David Huang hiện sở hữu 170 bằng sáng chế, có vai trò hết sức quan trọng trong nghiên cứu robot để chúng có thể nhìn, nghe, hiểu và hỗ trợ tối đa cho cuộc sống con người. Trong khi đó, Tiến sĩ Bùi Hải Hưng từng giữ các vị trí quan trọng tại Google DeepMind và Adobe Research, AI Center, SRI International.
Thu hút sự quan tâm hơn cả có lẽ là phiên họp “Tương lai của Sức khỏe” khi tại đây, những diễn giả hấp dẫn, lôi cuốn (spellbinders) về sức khỏe của tương lai sẽ thảo luận về tiến bộ của y học trong cuộc sống, trách nhiệm các bên liên quan trong lĩnh vực sức khỏe và các vấn đề nóng bỏng, thời sự xoay quanh cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và các biến thể của virus gây ra đại dịch này.
Đáng chú ý là, tại diễn đàn này, chính các nhà khoa học đặt nền móng cho công nghệ tạo nên vaccine ngừa COVID-19 sẽ tiết lộ về hành trình gần 30 năm chuẩn bị để có thể cho ra đời thứ “vũ khí” hiệu quả trong cuộc chiến với đại dịch toàn cầu. Đó là 3 nhà khoa học gồm: Giáo sư Pieter Rutter Cullis, người tiên phong trong trị liệu gen bằng cách sử dụng công nghệ hạt nano lipid (lipid nanoparticle – LNP); Giáo sư Drew Weissman và Tiến sĩ Katalin Kariko – đồng chủ nhân Giải thưởng Breakthrough trong Khoa học sự sống năm 2021 với công nghệ mRNA, cho phép rút ngắn thời gian sản xuất vaccine từ vài năm xuống chỉ còn vài tháng.
Tham gia buổi tọa đàm còn có vợ chồng Giáo sư gốc Nam Phi, Salim Safurdeen Abdool Karim và Quarraisha Abdool Karim, cũng sẽ chia sẻ về loại gel “thần kỳ” Tenofovir. Đây được xem là phát minh mang tính đột phá, có thể giúp ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh HIV/ADIS và nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Ngay sau tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống”, chủ nhân của các giải thưởng VinFuture danh giá, sẽ chính thức được công bố trong buổi lễ trao giải được tổ chức vào 20 giờ10 tối ngày 20/1 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Ban tổ chức đã chuẩn bị một cách kỹ lưỡng bài kiểm tra COVID-19 cho tất cả các khách mời tham gia các sự kiện VinFuture, nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao.
Tuần lễ khoa học VinFuture có 4 hoạt động chính:
– Ngày 18/1/2022: Chương trình Giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo, nơi các nhà khoa học nổi tiếng chia sẻ những câu chuyện về niềm đam mê, những thành tựu và sự hy sinh của các nhà khoa học.
– Ngày 19/1/2022: Tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” gồm 3 phiên thảo luận, mỗi phiên sẽ kéo dài 90 phút với các chủ đề: Tương lai của Năng lượng, Tương lai của Trí tuệ nhân tạo (AI) và Tương lai của Sức khỏe toàn cầu.
– Tối ngày 20/1/2022: Lễ trao giải thưởng VinFuture tại Nhà hát Lớn Hà Nội (Truyền hình trực tiếp trên VTV1 cùng các nền tảng mạng xã hội lớn trong nước và quốc tế).
– Ngày 21/1/2022: Giao lưu cùng Chủ nhân Giải thưởng VinFuture.
Media OutReach hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.