Sau hơn hai tuần triển khai phát động “Tháng cao điểm kiểm tra, xử lý khai thác cát trái phép” từ 15/11-15/12, sáng 8/12, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã tiến hành hội nghị trực tuyến giữa Ban chỉ đạo phòng chống khai thác cát lòng sông trái phép của tỉnh và lãnh đạo 12 huyện, thị xã, thành phố nhằm sơ kết đánh giá những thành quả bước đầu đạt được.
[Nhức nhối nạn khai thác cát trái phép tại Hải Dương]
Với quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới chấm dứt hoạt động khai thác cát lòng sông trái phép trên địa bàn tỉnh, trong tháng cao điểm, Ban chỉ đạo và Đoàn kiểm tra liên ngành đã liên tục rà soát, xử lý hoạt động khai thác, tập kết cát tại các điểm nóng như Tứ Kỳ, Thanh Hà, thị xã Chí Linh.
Qua đó nhiều địa phương đã kịp thời chấn chỉnh, thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Tính đến ngày 5/12, toàn tỉnh đã lập biên bản, xử phạt 53 vụ vi phạm với mức phạt lên tới 643 triệu đồng, trong đó Tứ Kỳ (15 vụ) và Nam Sách (18 vụ), đây là hai địa phương có số trường hợp khai thác cát trái phép bị xử lý nhiều nhất.
Sau hai tuần ra quân xử lý, tình hình khai thác cát lòng sông trái phép tại Hải Dương đã giảm hơn so với trước, nhiều nơi hiện chỉ còn những vụ khai thác lén lút vào ban đêm, có huyện tạm thời không còn, nhiều tàu, thuyền khai thác đã tạm dừng hoạt động, nghe ngóng, chờ đợi.
Các bến bãi vật liệu hoạt động bơm cát đen lên bãi và vận chuyển cát đen đã giảm. Tuy nhiên, vẫn còn có một số huyện tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra công khai, nhiều tàu thuyền lớn không được xử lý như khu vực sông Kinh Thầy (huyện Kinh Môn), sông Thái Bình (huyện Tứ Kỳ). Nhiều tàu vẫn bơm cát lên các bãi chất cao, khối lượng lớn như ở Tứ Kỳ, Thanh Hà.
Trong quá trình rà soát, đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã gặp phải một số khó khăn nhất là trong cơ chế như: quy chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo cấp xã, phường với lực lượng Cảnh sát đường thủy, giữa các địa phương có chung tuyến sông. Lực lượng đoàn kiểm tra mỏng, hoạt động kiêm nhiệm, phương tiện thiếu và yếu, thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ.
Trong khi đó, lợi nhuận của việc khai thác cát trái phép rất cao, quy định mức xử phạt vi phạm hành chính còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn. Một số địa phương còn tự ý cho thuê bến bãi nên chưa thật sự vào cuộc, việc phối kết hợp, thông tin, báo cáo của cấp huyện còn chậm và chưa kịp thời.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển đã yêu cầu các ban, ngành có liên quan tiếp tục đẩy mạnh công cuộc kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt đối với hoạt động tập kết cát tại bến bãi. Phần lớn các bến, bãi trên địa bàn tỉnh khi kiểm tra đều có dấu hiệu vi phạm quy định, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc chưa thể giải quyết dứt điểm nạn khai thác cát lậu. Trong 43 điểm tập kết được kiểm tra, cần đình chỉ ngay hoạt động của những bãi không có giấy phép, yêu cầu giải tỏa vật liệu xây dựng trước ngày 31/12/2012.
Đối với những bến, bãi còn lại, tiến hành thống kê, xác định mức độ vi phạm các yếu tố về chiều cao, hành lang, an toàn, vệ sinh môi trường,…lập biên bản và xử phạt theo quy định pháp luật trước ngày 20/12/2012. Đối với các trường hợp vi phạm trên 3 lần, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tước giấy phép hoạt động nếu tiếp tục tái phạm. Tỉnh Hải Dương cũng chỉ đạo các cơ quan hữu quan tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định pháp luật, chế tài và mức xử phạt vi phạm nhằm nâng cao nhận thức cho các chủ tàu, chủ bến bãi và nhân dân trên địa bàn tỉnh./.
[Nhức nhối nạn khai thác cát trái phép tại Hải Dương]
Với quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới chấm dứt hoạt động khai thác cát lòng sông trái phép trên địa bàn tỉnh, trong tháng cao điểm, Ban chỉ đạo và Đoàn kiểm tra liên ngành đã liên tục rà soát, xử lý hoạt động khai thác, tập kết cát tại các điểm nóng như Tứ Kỳ, Thanh Hà, thị xã Chí Linh.
Qua đó nhiều địa phương đã kịp thời chấn chỉnh, thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Tính đến ngày 5/12, toàn tỉnh đã lập biên bản, xử phạt 53 vụ vi phạm với mức phạt lên tới 643 triệu đồng, trong đó Tứ Kỳ (15 vụ) và Nam Sách (18 vụ), đây là hai địa phương có số trường hợp khai thác cát trái phép bị xử lý nhiều nhất.
Sau hai tuần ra quân xử lý, tình hình khai thác cát lòng sông trái phép tại Hải Dương đã giảm hơn so với trước, nhiều nơi hiện chỉ còn những vụ khai thác lén lút vào ban đêm, có huyện tạm thời không còn, nhiều tàu, thuyền khai thác đã tạm dừng hoạt động, nghe ngóng, chờ đợi.
Các bến bãi vật liệu hoạt động bơm cát đen lên bãi và vận chuyển cát đen đã giảm. Tuy nhiên, vẫn còn có một số huyện tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra công khai, nhiều tàu thuyền lớn không được xử lý như khu vực sông Kinh Thầy (huyện Kinh Môn), sông Thái Bình (huyện Tứ Kỳ). Nhiều tàu vẫn bơm cát lên các bãi chất cao, khối lượng lớn như ở Tứ Kỳ, Thanh Hà.
Trong quá trình rà soát, đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã gặp phải một số khó khăn nhất là trong cơ chế như: quy chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo cấp xã, phường với lực lượng Cảnh sát đường thủy, giữa các địa phương có chung tuyến sông. Lực lượng đoàn kiểm tra mỏng, hoạt động kiêm nhiệm, phương tiện thiếu và yếu, thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ.
Trong khi đó, lợi nhuận của việc khai thác cát trái phép rất cao, quy định mức xử phạt vi phạm hành chính còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn. Một số địa phương còn tự ý cho thuê bến bãi nên chưa thật sự vào cuộc, việc phối kết hợp, thông tin, báo cáo của cấp huyện còn chậm và chưa kịp thời.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển đã yêu cầu các ban, ngành có liên quan tiếp tục đẩy mạnh công cuộc kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt đối với hoạt động tập kết cát tại bến bãi. Phần lớn các bến, bãi trên địa bàn tỉnh khi kiểm tra đều có dấu hiệu vi phạm quy định, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc chưa thể giải quyết dứt điểm nạn khai thác cát lậu. Trong 43 điểm tập kết được kiểm tra, cần đình chỉ ngay hoạt động của những bãi không có giấy phép, yêu cầu giải tỏa vật liệu xây dựng trước ngày 31/12/2012.
Đối với những bến, bãi còn lại, tiến hành thống kê, xác định mức độ vi phạm các yếu tố về chiều cao, hành lang, an toàn, vệ sinh môi trường,…lập biên bản và xử phạt theo quy định pháp luật trước ngày 20/12/2012. Đối với các trường hợp vi phạm trên 3 lần, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tước giấy phép hoạt động nếu tiếp tục tái phạm. Tỉnh Hải Dương cũng chỉ đạo các cơ quan hữu quan tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định pháp luật, chế tài và mức xử phạt vi phạm nhằm nâng cao nhận thức cho các chủ tàu, chủ bến bãi và nhân dân trên địa bàn tỉnh./.
Hoàng Ngân (TTXVN)