Sáng 8/2, tức mồng 6 tháng Giêng Âm lịch, chùa Bạch Hào (xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đã chính thức khai hội và lễ tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng các vị thành hoàng.
Đây là lễ hội đầu tiên trong năm của tỉnh Hải Dương và là hội lớn của huyện Thanh Hà, với nhiều trò chơi dân gian độc đáo. Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn người dân địa phương cùng du khách thập phương đã đổ về chùa Bạch Hào để dự lễ khai hội và xem các trò chơi dân gian.
Trước đó, ngay từ mồng 4 tháng Giêng, già trẻ, gái trai trong xã Thanh Xá đã tất bật với việc chuẩn bị mâm quả cho lễ rước ngày khai hội.
Những người khéo tay nhất ở các thôn được triệu tập tham gia bày mâm quả, sao cho vừa đẹp, vừa có ý nghĩa để thi tài với nhau.
Sau lễ khai hội đã diễn ra các nghi lễ rước sắc, rước mâm quả, rước “long đình” của các dòng họ trong xã từ nhà tổ qua sân chùa đến Nghè. Các mâm quả, được bày theo các tích khác nhau, tạo nên các thế vừa uy nghiêm, vừa đẹp mắt như “Quần long tụ hội,” “Hạc ngậm phong thư.”
Ngoài 5 cỗ của 5 thôn, còn rước bài vị của các thành hoàng, cũng là 3 vị tướng đời Trần có công dẹp giặc, mở ấp, dựng làng và dạy dân Thanh Xá nghề tằm tơ. Sau đó là các nghi lễ khác của lễ hội như dâng hương, tế tổ... được thực hiện ngay tại chùa.
Lễ hội chùa Hào thu hút đông du khách về trẩy hội, ngoài ý nghĩa tâm linh còn bởi sự phong phú của các trò chơi dân gian trong phần hội. Đó là các phần thi bơi chải, nấu cơm và bắt vịt trên sông./.
Đây là lễ hội đầu tiên trong năm của tỉnh Hải Dương và là hội lớn của huyện Thanh Hà, với nhiều trò chơi dân gian độc đáo. Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn người dân địa phương cùng du khách thập phương đã đổ về chùa Bạch Hào để dự lễ khai hội và xem các trò chơi dân gian.
Trước đó, ngay từ mồng 4 tháng Giêng, già trẻ, gái trai trong xã Thanh Xá đã tất bật với việc chuẩn bị mâm quả cho lễ rước ngày khai hội.
Những người khéo tay nhất ở các thôn được triệu tập tham gia bày mâm quả, sao cho vừa đẹp, vừa có ý nghĩa để thi tài với nhau.
Sau lễ khai hội đã diễn ra các nghi lễ rước sắc, rước mâm quả, rước “long đình” của các dòng họ trong xã từ nhà tổ qua sân chùa đến Nghè. Các mâm quả, được bày theo các tích khác nhau, tạo nên các thế vừa uy nghiêm, vừa đẹp mắt như “Quần long tụ hội,” “Hạc ngậm phong thư.”
Ngoài 5 cỗ của 5 thôn, còn rước bài vị của các thành hoàng, cũng là 3 vị tướng đời Trần có công dẹp giặc, mở ấp, dựng làng và dạy dân Thanh Xá nghề tằm tơ. Sau đó là các nghi lễ khác của lễ hội như dâng hương, tế tổ... được thực hiện ngay tại chùa.
Lễ hội chùa Hào thu hút đông du khách về trẩy hội, ngoài ý nghĩa tâm linh còn bởi sự phong phú của các trò chơi dân gian trong phần hội. Đó là các phần thi bơi chải, nấu cơm và bắt vịt trên sông./.
Nguyễn Cường (Vietnam+)