Gió mạnh và mưa dông trút xuống các tỉnh bờ biển phía Đông Trung Quốc khi hai cơn bão lớn lần lượt tràn vào bờ biển nước này vào tối ngày 2/8 và rạng sáng ngày 3/8, khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán.
Theo Trạm khí tượng tỉnh Phúc Kiến, cơn bão Saola tràn vào tỉnh này vào lúc 6h50 phút sáng 3/8 (giờ địa phương), với sức gió 25m/giây ở gần tâm bão.
Dự kiến bão di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 15-20km/giờ, gây mưa rất lớn tại các khu vực phía Nam tỉnh Phúc Kiến và một phần tỉnh Giang Tây.
Vào 6h00 sáng ngày 3/8, trên 300.000 người dân Phúc Kiến đã được sơ tán đến các khu vực an toàn trong khi chính quyền địa phương được khuyến cáo chuẩn bị đối phó với các thảm họa như lũ lụt, sạt lở bùn đất...
Trước đó, sáng 2/8, bão Saola đã đổ bộ Đài Loan ( Trung Quốc) gây mưa lớn làm 5 người thiệt mạng và hơn 10 người bị thương, buộc phần lớn các trường học và cơ quan phải đóng cửa.
Chính phủ Philippines ngày 3/8 cho biết số người thiệt mạng do mưa lớn và lũ lụt khi bão Saola hoành hành ở nước này từ ngày 30/7 đến 2/8 đã lên tới 39 người.
Trước khi bão Saola tràn vào vùng bờ biển Đông Nam Trung Quốc, vào lúc 21h30 ngày 2/8, cơn bão Damrey đã đổ bộ vào các địa phương phía Đông tỉnh Giang Tô. Cơn bão đã mang treo những trận mưa rất lớn vào Giang Tô và vùng bờ biển của tỉnh Sơn Đông vào sáng 3/8.
Lượng mưa đo được tại thành phố Nhật Chiếu ở tỉnh Sơn Đông là 174mm.
Cho đến sáng 3/8, cơn bão này đã làm một người thiệt mạng, ảnh hưởng tới 550.000 người khác và làm hư hại gần 24.000 căn nhà với thiệt hại ước tính lên tới 530 triệu Nhân Dân tệ (khoảng trên 83 triệu USD). Trên 26.000 cư dân của thành phố Nhật Chiếu buộc phải sơ tán.
Trước đó, chính quyền tỉnh Sơn Đông đã phải sơ tán gần 170.000 người và yêu cầu trên 40.000 tàu thuyền quay về bờ tìm nơi trú ẩn.
Tối 2/8, nhà chức trách cũng phải hủy 29 chuyến bay xuất phát tại sân bay quốc tế Lưu Đình ở thành phố Thanh Đảo. Các chuyến bay đã được nối lại vào sáng 3/8.
Theo Bộ Nội vụ Trung Quốc, tính tới 8h00 ngày 3/8, hai cơn bão Saola và Damrey đã buộc trên 460.000 người tại các tỉnh Chiết Giang, Sơn Đông và Giang Tô phải sơ tán.
Theo một quan chức cơ quan khí tượng Trung Quốc, kể từ năm 1949, đây là lần thứ hai Trung Quốc đồng thời phải gánh chịu hai trận bão nhiệt đới lớn trong vòng 24 giờ./.
Theo Trạm khí tượng tỉnh Phúc Kiến, cơn bão Saola tràn vào tỉnh này vào lúc 6h50 phút sáng 3/8 (giờ địa phương), với sức gió 25m/giây ở gần tâm bão.
Dự kiến bão di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 15-20km/giờ, gây mưa rất lớn tại các khu vực phía Nam tỉnh Phúc Kiến và một phần tỉnh Giang Tây.
Vào 6h00 sáng ngày 3/8, trên 300.000 người dân Phúc Kiến đã được sơ tán đến các khu vực an toàn trong khi chính quyền địa phương được khuyến cáo chuẩn bị đối phó với các thảm họa như lũ lụt, sạt lở bùn đất...
Trước đó, sáng 2/8, bão Saola đã đổ bộ Đài Loan ( Trung Quốc) gây mưa lớn làm 5 người thiệt mạng và hơn 10 người bị thương, buộc phần lớn các trường học và cơ quan phải đóng cửa.
Chính phủ Philippines ngày 3/8 cho biết số người thiệt mạng do mưa lớn và lũ lụt khi bão Saola hoành hành ở nước này từ ngày 30/7 đến 2/8 đã lên tới 39 người.
Trước khi bão Saola tràn vào vùng bờ biển Đông Nam Trung Quốc, vào lúc 21h30 ngày 2/8, cơn bão Damrey đã đổ bộ vào các địa phương phía Đông tỉnh Giang Tô. Cơn bão đã mang treo những trận mưa rất lớn vào Giang Tô và vùng bờ biển của tỉnh Sơn Đông vào sáng 3/8.
Lượng mưa đo được tại thành phố Nhật Chiếu ở tỉnh Sơn Đông là 174mm.
Cho đến sáng 3/8, cơn bão này đã làm một người thiệt mạng, ảnh hưởng tới 550.000 người khác và làm hư hại gần 24.000 căn nhà với thiệt hại ước tính lên tới 530 triệu Nhân Dân tệ (khoảng trên 83 triệu USD). Trên 26.000 cư dân của thành phố Nhật Chiếu buộc phải sơ tán.
Trước đó, chính quyền tỉnh Sơn Đông đã phải sơ tán gần 170.000 người và yêu cầu trên 40.000 tàu thuyền quay về bờ tìm nơi trú ẩn.
Tối 2/8, nhà chức trách cũng phải hủy 29 chuyến bay xuất phát tại sân bay quốc tế Lưu Đình ở thành phố Thanh Đảo. Các chuyến bay đã được nối lại vào sáng 3/8.
Theo Bộ Nội vụ Trung Quốc, tính tới 8h00 ngày 3/8, hai cơn bão Saola và Damrey đã buộc trên 460.000 người tại các tỉnh Chiết Giang, Sơn Đông và Giang Tô phải sơ tán.
Theo một quan chức cơ quan khí tượng Trung Quốc, kể từ năm 1949, đây là lần thứ hai Trung Quốc đồng thời phải gánh chịu hai trận bão nhiệt đới lớn trong vòng 24 giờ./.
(TTXVN)