Australia vừa trải qua một cuộc bầu cử sôi động, nghiêm túc và đầy kịch tính. Sau 6 năm điều hành đất nước, Công đảng đã buộc phải nhường ngôi cho Liên đảng Tự do-Quốc gia đối lập, mặc dù đảng được cho là lão làng ở Australia này đã có những thay đổi nhất định nhằm củng cố sức mạnh trước bầu cử.
Thủ tướng đắc cử Tony Abbott thông báo sẽ sớm thành lập một chính phủ mạnh, đoàn kết và ông có lý do để quyết tâm thành lập một chính phủ như vậy.
Ngay bản thân các thành viên Công đảng cũng không thể ngờ được rằng uy tín của Công đảng lại xuống dốc nhanh đến thế. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy Liên đảng giành chiến thắng trước Công đảng với tỷ lệ phiếu 53-47%.
Tại Hạ viện, mục tiêu của hai đảng đối lập liên minh là giành 76/150 ghế thì kết quả cho thấy họ có thể giành 91 ghế trong khi Công đảng chỉ có 54. Tại Thượng viện, Liên đảng Tự do-Quốc gia chưa dành được đa số, nhưng có thể họ cũng không cần phải thỏa thuận với đảng Xanh để thông qua các dự luật.
Một nghị sỹ của Công đảng tự an ủi rằng dù sao ông cũng cảm thấy hài lòng vì Công đảng vẫn còn giữ được tỷ lệ ủng hộ khá cao. Còn nhớ năm 1996, Công đảng do ông Paul Keating đứng đầu đã thất bại trước Liên đảng dưới quyền của ông John Howard và chỉ còn 49 ghế tại Hạ viện. Nhưng nay, với tỷ lệ ủng hộ vẫn trên 50%, tức là Công đảng vẫn có nền tảng cơ bản để tạo lập một ban lãnh đạo tốt, một lực lượng mạnh và phấn đấu giành thắng lợi trong tương lai.
Chiến thắng của Liên đảng Tự do-Quốc gia khiến người ta luyến tiếc cho một kỳ vọng lớn vào chiến thắng mới đây của Công đảng.
Ông Kevin Rudd vừa đánh bại nữ đồng nghiệp Công đảng Julia Gillard trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vài tháng trước để lên làm Thủ tướng, với hy vọng sẽ góp phần để uy tín của Công đảng sẽ tăng cao. Tuy nhiên, chiến thắng đó đã không giúp ông Rudd hạ gục đối thủ Abbott của Liên đảng trong cuộc bầu cử liên bang, dù ông đã có kinh nghiệm hai lần làm Thủ tướng. Rốt cuộc sau bầu cử, dư luận Australia nói nhiều tới thất bại của Công đảng hơn là chiến thắng của Liên đảng.
[Ông Tony Abbot sắp trở thành Thủ tướng Australia]
Có nhiều yếu tố để làm nên thắng lợi của Liên đảng Tự do-Quốc gia trong cuộc bầu cử liên bang ngày 7/9. Đó có thể là một chút khác biệt về chính sách. Ví dụ, Công đảng chủ trương ưu tiên người nghèo và trợ cấp thất nghiệp, nhưng Liên đảng ủng hộ người giàu để từ đó khuyến khích tầng lớp thượng lưu, giới kinh doanh mở rộng hoạt động và tạo công ăn việc làm; Công đảng lập ra và duy trì chính sách thuế carbon, nhưng Liên đảng cam kết sẽ xóa bỏ khoản thuế bị cho là ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân...
Đó cũng có thể là sự khác biệt trong suy nghĩ và cách hành xử của ông Abbott so với ông Rudd mà cử tri có thể kiểm nghiệm qua ba cuộc tranh luận trực tiếp. Sau các cuộc tranh luận, người ta thấy một chính khách Abbott trưởng thành hơn nhiều so với vài năm trước và ông đã biết cách để cử tri nhận ra sự khác biệt đó.
Sau những cam kết mạnh mẽ trong chiến dịch vận động tranh cử, giờ đây Liên đảng sẽ cụ thể hóa và thực hiện những cam kết đã đưa ra. Những gì mà Liên đảng công kích Công đảng là yếu kém, còn chưa hợp lý thì giờ đây đó chính là những bài toán mà Liên đảng phải tìm ra lời giải. Từ việc ngăn chặn làn sóng người xin tị nạn, hủy bỏ thuế carbon và khai khoáng đến kế hoạch trợ cấp nghỉ đẻ, tất cả sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi Liên đảng không chiếm đa số tại Thượng viện.
Trong khi đó, vấn đề phát triển kinh tế, giải quyết nợ công, ngăn chặn thâm hụt (đang ở mức khoảng 30 tỷ AUD), phát triển mạng lưới băng thông rộng đang là mối quan tâm lớn của chính phủ cũng như người dân Australia. Xóa bỏ tệ quan liêu, cắt giảm thuế, cắt giảm quy mô chính phủ và mở rộng quyền tự trị của các tiểu bang cũng là vấn đề cần có những giải pháp lớn.
Về đối ngoại, ông Abbott chủ trương chú trọng tới quan hệ với các nước châu Á, trong đó có Indonesia và Trung Quốc. Ông thông báo sẽ thực hiện các chuyến công du trước tiên đến một số nước ở khu vực này. Xuyên suốt chính sách đối ngoại vẫn là mối quan hệ với Mỹ và một số nước đồng minh. Tuy nhiên trước mắt, phản ứng với cuộc nội chiến tại Syria sẽ là một thử thách lớn đối với khả năng hoạt động đối ngoại của ông Abbott vì vấn đề này đang thu hút sự quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế.
Nhưng có lẽ khó khăn lớn nhất của ông Abbott là giải quyết mâu thuẫn tiềm tàng với Đảng Quốc gia xung quanh các vấn đề như tự do thương mại, đầu tư nước ngoài, chính sách nông nghiệp. Ông sẽ phải lãnh đạo những nhân viên còn ít kinh nghiệm để cùng đưa đất nước tiến lên. Bài học về sự đoàn kết để làm nên sức mạnh mà Công đảng vừa cay đắng lĩnh hội vẫn còn nóng hổi.
Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy nguyên nhân chính khiến Công đảng thất bại trong cuộc bầu cử là do sự thất tin của cử tri vào khối đoàn kết của đảng này. Với người dân Australia, trong mọi trường hợp, đoàn kết là cần thiết vì nó cũng là khởi nguồn của sự ổn định và phát triển./.
Thủ tướng đắc cử Tony Abbott thông báo sẽ sớm thành lập một chính phủ mạnh, đoàn kết và ông có lý do để quyết tâm thành lập một chính phủ như vậy.
Ngay bản thân các thành viên Công đảng cũng không thể ngờ được rằng uy tín của Công đảng lại xuống dốc nhanh đến thế. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy Liên đảng giành chiến thắng trước Công đảng với tỷ lệ phiếu 53-47%.
Tại Hạ viện, mục tiêu của hai đảng đối lập liên minh là giành 76/150 ghế thì kết quả cho thấy họ có thể giành 91 ghế trong khi Công đảng chỉ có 54. Tại Thượng viện, Liên đảng Tự do-Quốc gia chưa dành được đa số, nhưng có thể họ cũng không cần phải thỏa thuận với đảng Xanh để thông qua các dự luật.
Một nghị sỹ của Công đảng tự an ủi rằng dù sao ông cũng cảm thấy hài lòng vì Công đảng vẫn còn giữ được tỷ lệ ủng hộ khá cao. Còn nhớ năm 1996, Công đảng do ông Paul Keating đứng đầu đã thất bại trước Liên đảng dưới quyền của ông John Howard và chỉ còn 49 ghế tại Hạ viện. Nhưng nay, với tỷ lệ ủng hộ vẫn trên 50%, tức là Công đảng vẫn có nền tảng cơ bản để tạo lập một ban lãnh đạo tốt, một lực lượng mạnh và phấn đấu giành thắng lợi trong tương lai.
Chiến thắng của Liên đảng Tự do-Quốc gia khiến người ta luyến tiếc cho một kỳ vọng lớn vào chiến thắng mới đây của Công đảng.
Ông Kevin Rudd vừa đánh bại nữ đồng nghiệp Công đảng Julia Gillard trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vài tháng trước để lên làm Thủ tướng, với hy vọng sẽ góp phần để uy tín của Công đảng sẽ tăng cao. Tuy nhiên, chiến thắng đó đã không giúp ông Rudd hạ gục đối thủ Abbott của Liên đảng trong cuộc bầu cử liên bang, dù ông đã có kinh nghiệm hai lần làm Thủ tướng. Rốt cuộc sau bầu cử, dư luận Australia nói nhiều tới thất bại của Công đảng hơn là chiến thắng của Liên đảng.
[Ông Tony Abbot sắp trở thành Thủ tướng Australia]
Có nhiều yếu tố để làm nên thắng lợi của Liên đảng Tự do-Quốc gia trong cuộc bầu cử liên bang ngày 7/9. Đó có thể là một chút khác biệt về chính sách. Ví dụ, Công đảng chủ trương ưu tiên người nghèo và trợ cấp thất nghiệp, nhưng Liên đảng ủng hộ người giàu để từ đó khuyến khích tầng lớp thượng lưu, giới kinh doanh mở rộng hoạt động và tạo công ăn việc làm; Công đảng lập ra và duy trì chính sách thuế carbon, nhưng Liên đảng cam kết sẽ xóa bỏ khoản thuế bị cho là ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân...
Đó cũng có thể là sự khác biệt trong suy nghĩ và cách hành xử của ông Abbott so với ông Rudd mà cử tri có thể kiểm nghiệm qua ba cuộc tranh luận trực tiếp. Sau các cuộc tranh luận, người ta thấy một chính khách Abbott trưởng thành hơn nhiều so với vài năm trước và ông đã biết cách để cử tri nhận ra sự khác biệt đó.
Sau những cam kết mạnh mẽ trong chiến dịch vận động tranh cử, giờ đây Liên đảng sẽ cụ thể hóa và thực hiện những cam kết đã đưa ra. Những gì mà Liên đảng công kích Công đảng là yếu kém, còn chưa hợp lý thì giờ đây đó chính là những bài toán mà Liên đảng phải tìm ra lời giải. Từ việc ngăn chặn làn sóng người xin tị nạn, hủy bỏ thuế carbon và khai khoáng đến kế hoạch trợ cấp nghỉ đẻ, tất cả sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi Liên đảng không chiếm đa số tại Thượng viện.
Trong khi đó, vấn đề phát triển kinh tế, giải quyết nợ công, ngăn chặn thâm hụt (đang ở mức khoảng 30 tỷ AUD), phát triển mạng lưới băng thông rộng đang là mối quan tâm lớn của chính phủ cũng như người dân Australia. Xóa bỏ tệ quan liêu, cắt giảm thuế, cắt giảm quy mô chính phủ và mở rộng quyền tự trị của các tiểu bang cũng là vấn đề cần có những giải pháp lớn.
Về đối ngoại, ông Abbott chủ trương chú trọng tới quan hệ với các nước châu Á, trong đó có Indonesia và Trung Quốc. Ông thông báo sẽ thực hiện các chuyến công du trước tiên đến một số nước ở khu vực này. Xuyên suốt chính sách đối ngoại vẫn là mối quan hệ với Mỹ và một số nước đồng minh. Tuy nhiên trước mắt, phản ứng với cuộc nội chiến tại Syria sẽ là một thử thách lớn đối với khả năng hoạt động đối ngoại của ông Abbott vì vấn đề này đang thu hút sự quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế.
Nhưng có lẽ khó khăn lớn nhất của ông Abbott là giải quyết mâu thuẫn tiềm tàng với Đảng Quốc gia xung quanh các vấn đề như tự do thương mại, đầu tư nước ngoài, chính sách nông nghiệp. Ông sẽ phải lãnh đạo những nhân viên còn ít kinh nghiệm để cùng đưa đất nước tiến lên. Bài học về sự đoàn kết để làm nên sức mạnh mà Công đảng vừa cay đắng lĩnh hội vẫn còn nóng hổi.
Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy nguyên nhân chính khiến Công đảng thất bại trong cuộc bầu cử là do sự thất tin của cử tri vào khối đoàn kết của đảng này. Với người dân Australia, trong mọi trường hợp, đoàn kết là cần thiết vì nó cũng là khởi nguồn của sự ổn định và phát triển./.
Đỗ Vân (TTXVN)