Tối 16/10 theo giờ Mỹ, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách mà Thượng viên đã thông qua ngay trước đó không lâu về nâng trần nợ quốc gia. Và như vậy, Chính phủ sẽ được cấp tiền để hoạt động trở lại ngay sau khi Tổng thống Barack Obama ký phê chuẩn.
Theo dự luật ngân sách được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua, ngân sách cho chính phủ hoạt động trở lại được cấp đến ngày 15/1/2014 và gia hạn quyền vay tiền trả nợ cho Bộ Tài chính đến hết ngày 7/2/2014.
Ngay sau khi có tin Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự thảo trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức bày tỏ hoan nghênh sự hợp tác hiếm hoi giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vào phút chót, đồng thời tuyên bố sẽ ký ban hành ngay khi dự luật được chuyển lên Nhà Trắng để chính phủ có thể mở lại cửa các công sở liên bang từ ngày 17/10.
Tổng thống Obama cũng yêu cầu tất cả nhân viên liên bang đi làm trở lại, chấm dứt 2 tuần các cơ quan chính phủ đóng cửa vì không có tiền hoạt động.
"Giờ dự thảo ngân sách đã được thông qua tại Thượng viện và Hạ viện, Tổng thống đã lên kế hoạch ký phê chuẩn ngay đêm nay (16/10) và các nhân viên nên chuẩn bị trở lại làm việc vào sáng mai (17/10)," giám đốc văn phòng quản lý ngân khố Sylvia Matthews Burwell nói trong một tuyên bố.
Các cơ quan liên bang Mỹ đóng cửa từ hôm 1/10 sau khi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa không chịu nhượng bộ lẫn nhau, khiến mọi hoạt động của chính phủ bị tê liệt, kinh tế suy giảm nặng nề, hàng triệu người bỗng chốc mất việc làm, tâm lý suy sụp và thất vọng bao trùm trong giới đầu tư cũng như người dân.
Thỏa thuận ngân sách Mỹ trên đạt được sau 12 giờ mặc cả và thương lượng căng thẳng giữa lãnh đạo hai đảng tại cả Thượng và Hạ viện. Mặc dù chỉ mang tính thỏa hiệp và tạm thời trong vài ba tháng, nhưng dự luật vừa được Thượng viện thông qua với 81 phiếu ủng hộ, 18 phiếu chống và Hạ viện với 285 phiếu ủng hộ, 144 phiếu chống là diễn biến góp phần giải tỏa phần nào tình trạng bè phái căng thẳng kéo dài trong nội bộ chính trường Mỹ thời gian qua, khiến một bộ phận công sở chính phủ liên bang phải đóng cửa từ ngày 1/10.
Để đi tới dự luật này, các nhà lãnh đạo lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã phải trải qua nhiều tháng đàm phán thất bại và không ngừng đổ lỗi cho nhau gây thất vọng lớn trong dân chúng Mỹ. Theo các cuộc thăm dò gần đây, hơn 70% cử tri được hỏi ý kiến đã nói rằng họ sẽ thay thế toàn bộ các nghị sĩ khóa 113 hiện nay nêu được quyền bỏ phiếu ngay tại thời điểm này.
Tuy nhiên với việc hai viện Quốc hội thông qua dự luật vào phút chót, nước Mỹ đã tạm thời tránh được "thảm họa" lần đầu tiên vỡ nợ. Theo tính toán, hạn chót để nước Mỹ nâng trần nợ công là ngày 17/10 với mức trần nợ 16.700 tỷ USD. Nếu mức trần không không được nâng lên sau ngày này, nước Mỹ sẽ chỉ còn 30 tỷ USD trong ngân khố quốc gia, đồng nghĩa với việc nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ chính thức rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Giới phân tích đánh giá, việc Quốc hội thông qua thỏa thuận ngân sách là một chiến thắng của Tổng thống Obama và là sự thất bại của phe Cộng hòa khi các thành viên của đảng này đã phải chấp nhận một sự nhượng bộ chưa từng có, đó là không đụng chạm gì tới Đạo luật cải cách y tế của Tổng thống Obama, còn được gọi là ObamaCare.
Đây là vấn đề mấu chốt gây bế tắc kéo dài đối với kế hoạch chi tiêu ngân sách tài khóa 2014 của chính phủ Mỹ khi đảng Cộng hòa quyết tâm ngăn chặn việc thực thi Đạo luật ObamaCare, vốn cho phép chính phủ tăng thêm tiền thu thuế đối với thiểu số những người giàu có nhất nước Mỹ (có thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên) để lấy tiền chi trả cho hàng chục triệu người dân Mỹ hiện không có bảo hiểm y tế.
Nhà Trắng mô tả Đạo luật này là cuộc cải tổ mạnh mẽ nhất đối với hệ thống chăm sóc y tế của Mỹ kể từ năm 1965 với tổng chi phí dự toán lên tới 600 tỷ USD. Theo giới phân tích, việc phe Cộng hòa phải chấp nhận nhượng bộ vào phút chót có thể do các nghị sĩ của đảng này lo ngại "sẽ bị cử tri trừng phạt" trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào năm sau.
Tuy nhiên, dù phương án thỏa hiệp đã được thông qua nhưng chính trường Mỹ vẫn chưa hoàn toàn hết sóng gió khi trước mắt vẫn còn một trận chiến chính trị mới. Thỏa thuận ngân sách vẫn chưa giải quyết dứt điểm những vấn đề về chi tiêu và bội chi, nguyên nhân cơ bản gây bất đồng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Thỏa thuận đề xuất một cơ chế, theo đó các nghị sỹ sẽ bước vào tiến trình thương lượng về ngân sách dài hạn và dự kiến sẽ đưa ra các kiến nghị đến ngày 13/12. Liên quan đến Đạo luật ObamaCare, thỏa thuận cũng đưa ra một số cơ chế kiểm tra thu nhập đối với những người xin trợ cấp.
Trong phát biểu đưa ra sau khi thỏa thuận được thông qua, một số nghị sĩ bảo thủ của đảng Cộng hòa, nhất là nhóm nghị sỹ "Heritage Action" tại Hạ viện, vẫn quyết liệt với nỗ lực chống lại ObamaCare. Thượng nghị sỹ Mitch McConnell, thủ lĩnh phe thiểu số Cộng hòa tại Thượng viện, tái khẳng định quyết tâm ngăn chặn Đạo luật ObamaCare mà họ mô tả là "một thảm họa;" đồng thời khẳng định sẽ gây áp lực buộc chính quyền Obama phải cắt giảm mạnh chi tiêu ngân sách tài khóa 2014.
Trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, Chủ tịch Hạ viện, hạ nghị sỹ John Boehner cũng tuyên bố sẽ tiếp tục ép chính quyền của Tổng thống Obama phải trì hoãn hoặc sửa đổi Đạo luật ObamaCare.
Thông tin mới nhất về cuộc chiến ngân sách Mỹ ngay lập tức đã tác động tích cực lên thị trường tài chính. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và chỉ số 500 S&P tăng 1,4%./.
Theo dự luật ngân sách được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua, ngân sách cho chính phủ hoạt động trở lại được cấp đến ngày 15/1/2014 và gia hạn quyền vay tiền trả nợ cho Bộ Tài chính đến hết ngày 7/2/2014.
Ngay sau khi có tin Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự thảo trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức bày tỏ hoan nghênh sự hợp tác hiếm hoi giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vào phút chót, đồng thời tuyên bố sẽ ký ban hành ngay khi dự luật được chuyển lên Nhà Trắng để chính phủ có thể mở lại cửa các công sở liên bang từ ngày 17/10.
Tổng thống Obama cũng yêu cầu tất cả nhân viên liên bang đi làm trở lại, chấm dứt 2 tuần các cơ quan chính phủ đóng cửa vì không có tiền hoạt động.
"Giờ dự thảo ngân sách đã được thông qua tại Thượng viện và Hạ viện, Tổng thống đã lên kế hoạch ký phê chuẩn ngay đêm nay (16/10) và các nhân viên nên chuẩn bị trở lại làm việc vào sáng mai (17/10)," giám đốc văn phòng quản lý ngân khố Sylvia Matthews Burwell nói trong một tuyên bố.
Các cơ quan liên bang Mỹ đóng cửa từ hôm 1/10 sau khi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa không chịu nhượng bộ lẫn nhau, khiến mọi hoạt động của chính phủ bị tê liệt, kinh tế suy giảm nặng nề, hàng triệu người bỗng chốc mất việc làm, tâm lý suy sụp và thất vọng bao trùm trong giới đầu tư cũng như người dân.
Thỏa thuận ngân sách Mỹ trên đạt được sau 12 giờ mặc cả và thương lượng căng thẳng giữa lãnh đạo hai đảng tại cả Thượng và Hạ viện. Mặc dù chỉ mang tính thỏa hiệp và tạm thời trong vài ba tháng, nhưng dự luật vừa được Thượng viện thông qua với 81 phiếu ủng hộ, 18 phiếu chống và Hạ viện với 285 phiếu ủng hộ, 144 phiếu chống là diễn biến góp phần giải tỏa phần nào tình trạng bè phái căng thẳng kéo dài trong nội bộ chính trường Mỹ thời gian qua, khiến một bộ phận công sở chính phủ liên bang phải đóng cửa từ ngày 1/10.
Để đi tới dự luật này, các nhà lãnh đạo lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã phải trải qua nhiều tháng đàm phán thất bại và không ngừng đổ lỗi cho nhau gây thất vọng lớn trong dân chúng Mỹ. Theo các cuộc thăm dò gần đây, hơn 70% cử tri được hỏi ý kiến đã nói rằng họ sẽ thay thế toàn bộ các nghị sĩ khóa 113 hiện nay nêu được quyền bỏ phiếu ngay tại thời điểm này.
Tuy nhiên với việc hai viện Quốc hội thông qua dự luật vào phút chót, nước Mỹ đã tạm thời tránh được "thảm họa" lần đầu tiên vỡ nợ. Theo tính toán, hạn chót để nước Mỹ nâng trần nợ công là ngày 17/10 với mức trần nợ 16.700 tỷ USD. Nếu mức trần không không được nâng lên sau ngày này, nước Mỹ sẽ chỉ còn 30 tỷ USD trong ngân khố quốc gia, đồng nghĩa với việc nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ chính thức rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Giới phân tích đánh giá, việc Quốc hội thông qua thỏa thuận ngân sách là một chiến thắng của Tổng thống Obama và là sự thất bại của phe Cộng hòa khi các thành viên của đảng này đã phải chấp nhận một sự nhượng bộ chưa từng có, đó là không đụng chạm gì tới Đạo luật cải cách y tế của Tổng thống Obama, còn được gọi là ObamaCare.
Đây là vấn đề mấu chốt gây bế tắc kéo dài đối với kế hoạch chi tiêu ngân sách tài khóa 2014 của chính phủ Mỹ khi đảng Cộng hòa quyết tâm ngăn chặn việc thực thi Đạo luật ObamaCare, vốn cho phép chính phủ tăng thêm tiền thu thuế đối với thiểu số những người giàu có nhất nước Mỹ (có thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên) để lấy tiền chi trả cho hàng chục triệu người dân Mỹ hiện không có bảo hiểm y tế.
Nhà Trắng mô tả Đạo luật này là cuộc cải tổ mạnh mẽ nhất đối với hệ thống chăm sóc y tế của Mỹ kể từ năm 1965 với tổng chi phí dự toán lên tới 600 tỷ USD. Theo giới phân tích, việc phe Cộng hòa phải chấp nhận nhượng bộ vào phút chót có thể do các nghị sĩ của đảng này lo ngại "sẽ bị cử tri trừng phạt" trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào năm sau.
Tuy nhiên, dù phương án thỏa hiệp đã được thông qua nhưng chính trường Mỹ vẫn chưa hoàn toàn hết sóng gió khi trước mắt vẫn còn một trận chiến chính trị mới. Thỏa thuận ngân sách vẫn chưa giải quyết dứt điểm những vấn đề về chi tiêu và bội chi, nguyên nhân cơ bản gây bất đồng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Thỏa thuận đề xuất một cơ chế, theo đó các nghị sỹ sẽ bước vào tiến trình thương lượng về ngân sách dài hạn và dự kiến sẽ đưa ra các kiến nghị đến ngày 13/12. Liên quan đến Đạo luật ObamaCare, thỏa thuận cũng đưa ra một số cơ chế kiểm tra thu nhập đối với những người xin trợ cấp.
Trong phát biểu đưa ra sau khi thỏa thuận được thông qua, một số nghị sĩ bảo thủ của đảng Cộng hòa, nhất là nhóm nghị sỹ "Heritage Action" tại Hạ viện, vẫn quyết liệt với nỗ lực chống lại ObamaCare. Thượng nghị sỹ Mitch McConnell, thủ lĩnh phe thiểu số Cộng hòa tại Thượng viện, tái khẳng định quyết tâm ngăn chặn Đạo luật ObamaCare mà họ mô tả là "một thảm họa;" đồng thời khẳng định sẽ gây áp lực buộc chính quyền Obama phải cắt giảm mạnh chi tiêu ngân sách tài khóa 2014.
Trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, Chủ tịch Hạ viện, hạ nghị sỹ John Boehner cũng tuyên bố sẽ tiếp tục ép chính quyền của Tổng thống Obama phải trì hoãn hoặc sửa đổi Đạo luật ObamaCare.
Thông tin mới nhất về cuộc chiến ngân sách Mỹ ngay lập tức đã tác động tích cực lên thị trường tài chính. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và chỉ số 500 S&P tăng 1,4%./.
(Vietnam+)