Ngày 8/1, Hạ viện Nigeria đã có phiên họp khẩn cấp, đề nghị Tổng thống Goodluck Jonathan hoãn việc thực thi quyết định bỏ trợ cấp giá nhiên liệu, đồng thời kêu gọi các tổ chức công đoàn ngừng tiến hành đình công, dự kiến bắt đầu từ ngày 9/1.
Tại cuộc họp, các nhà làm luật nước này đã lên tiếng phản đối quyết định ngừng trợ cấp giá của chính phủ. Một số nghị sỹ tuyên bố họ không được biết trước về quyết định gây nhiều tranh cãi trên, đồng thời bày tỏ lo ngại vấn đề có thể dẫn tới một làn sóng bất ổn như đã diễn ra tại khu vực Trung Đông hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, nỗ lực làm dịu tình hình của Hạ viện Nigeria đã không có kết quả khi các tổ chức công đoàn tuyên bố vẫn tổ chức đình công theo kế hoạch nếu chính phủ không thay đổi quyết định hủy bỏ trợ cấp giá nhiên liệu.
Tại thủ đô Abuja, một lực lượng cảnh sát lớn đã được triển khai nhằm gìn giữ an ninh. Ở nhiều thành phố, người dân đã bắt đầu mua lương thực để tích trữ, nhiều trạm xăng đã đóng cửa. Trong khi đó, người biểu tình đã dựng lều trại ở trước quảng trường Đại bàng (Eagle Square), trung tâm của Abuja.
Trước đó, tối 7/1, Tổng thống Jonathan đã có bài phát biểu trên truyền hình quốc gia, bảo vệ quyết định hủy bỏ trợ cấp giá nhiên liệu. Theo ông Jonathan, khoản ngân sách có thêm từ việc hủy bỏ trợ cấp là rất cần thiết cho xóa giảm đói nghèo.
Chính phủ ước tính tiết kiệm được 6,21 tỷ USD trong năm nay nếu hủy bỏ trợ cấp, chưa kể những biện pháp tiết kiệm ngân sách khác, như cắt giảm 25% lương quan chức chính phủ, hạn chế các chuyến công cán nước ngoài tốn kém...
Nigeria là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi với sản lượng hơn 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, nhưng chủ yếu để xuất khẩu, và vì thế nước này vẫn phải chi những khoản ngoại tệ lớn để nhập khẩu nhiên liệu tinh chế như xăng và dầu diesel./.
Tại cuộc họp, các nhà làm luật nước này đã lên tiếng phản đối quyết định ngừng trợ cấp giá của chính phủ. Một số nghị sỹ tuyên bố họ không được biết trước về quyết định gây nhiều tranh cãi trên, đồng thời bày tỏ lo ngại vấn đề có thể dẫn tới một làn sóng bất ổn như đã diễn ra tại khu vực Trung Đông hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, nỗ lực làm dịu tình hình của Hạ viện Nigeria đã không có kết quả khi các tổ chức công đoàn tuyên bố vẫn tổ chức đình công theo kế hoạch nếu chính phủ không thay đổi quyết định hủy bỏ trợ cấp giá nhiên liệu.
Tại thủ đô Abuja, một lực lượng cảnh sát lớn đã được triển khai nhằm gìn giữ an ninh. Ở nhiều thành phố, người dân đã bắt đầu mua lương thực để tích trữ, nhiều trạm xăng đã đóng cửa. Trong khi đó, người biểu tình đã dựng lều trại ở trước quảng trường Đại bàng (Eagle Square), trung tâm của Abuja.
Trước đó, tối 7/1, Tổng thống Jonathan đã có bài phát biểu trên truyền hình quốc gia, bảo vệ quyết định hủy bỏ trợ cấp giá nhiên liệu. Theo ông Jonathan, khoản ngân sách có thêm từ việc hủy bỏ trợ cấp là rất cần thiết cho xóa giảm đói nghèo.
Chính phủ ước tính tiết kiệm được 6,21 tỷ USD trong năm nay nếu hủy bỏ trợ cấp, chưa kể những biện pháp tiết kiệm ngân sách khác, như cắt giảm 25% lương quan chức chính phủ, hạn chế các chuyến công cán nước ngoài tốn kém...
Nigeria là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi với sản lượng hơn 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, nhưng chủ yếu để xuất khẩu, và vì thế nước này vẫn phải chi những khoản ngoại tệ lớn để nhập khẩu nhiên liệu tinh chế như xăng và dầu diesel./.
(TTXVN/Vietnam+)