Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Boris Gryzlov ngày 16/3 cho biết cơ quan này sẽ không thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới với Mỹ, nếu hiệp ước này không đề cập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Phát biểu trong cuộc gặp với người đồng cấp Bulgaria, ông Gryzlov tuyên bố các đại biểu Duma Quốc gia Nga đang tham gia bàn thảo về START mới, nhưng sẽ không thông qua văn kiện này nếu mối liên hệ giữa vũ khí tấn công chiến lược và hệ thống phòng thủ tên lửa không được xem xét.
Ông khẳng định những động thái của Washington nhằm lắp đặt các cơ sở phòng thủ tên lửa tại một số nước châu Âu là "vấn đề đặc biệt nhạy cảm đối với Nga."
Tuyên bố trên của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga được đưa ra hai ngày sau chuyến thăm Nga của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhằm thúc đẩy việc ký kết START mới đã bị trì hoãn nhiều lần.
Trong cuộc hội đàm với bà Clinton, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov nêu rõ hiệp ước START mới phải xác lập một "khung pháp lý bắt buộc" đối với vấn đề then chốt là mối liên hệ giữa vũ khí tấn công chiến lược và phòng thủ tên lửa.
Giới quan sát phương Tây cho rằng việc Nga kiên quyết gắn hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ với START mới là trở ngại chính khiến Mátxcơva và Washington chưa đạt được nhất trí về một hiệp ước mới thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 1 (START-1), được Mỹ và Liên Xô ký năm 1991 và đã hết hiệu lực từ ngày 5/12/2009./.
Phát biểu trong cuộc gặp với người đồng cấp Bulgaria, ông Gryzlov tuyên bố các đại biểu Duma Quốc gia Nga đang tham gia bàn thảo về START mới, nhưng sẽ không thông qua văn kiện này nếu mối liên hệ giữa vũ khí tấn công chiến lược và hệ thống phòng thủ tên lửa không được xem xét.
Ông khẳng định những động thái của Washington nhằm lắp đặt các cơ sở phòng thủ tên lửa tại một số nước châu Âu là "vấn đề đặc biệt nhạy cảm đối với Nga."
Tuyên bố trên của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga được đưa ra hai ngày sau chuyến thăm Nga của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhằm thúc đẩy việc ký kết START mới đã bị trì hoãn nhiều lần.
Trong cuộc hội đàm với bà Clinton, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov nêu rõ hiệp ước START mới phải xác lập một "khung pháp lý bắt buộc" đối với vấn đề then chốt là mối liên hệ giữa vũ khí tấn công chiến lược và phòng thủ tên lửa.
Giới quan sát phương Tây cho rằng việc Nga kiên quyết gắn hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ với START mới là trở ngại chính khiến Mátxcơva và Washington chưa đạt được nhất trí về một hiệp ước mới thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 1 (START-1), được Mỹ và Liên Xô ký năm 1991 và đã hết hiệu lực từ ngày 5/12/2009./.
(TTXVN/Vietnam+)