Ngày 26/11, Phòng quản lý di sản văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh) đã tiếp nhận tám văn bản cổ thời Nguyễn của ông Trần Sỹ Mạnh (75 tuổi) xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.
Số văn bản cổ trên có niên hiệu Tự Đức năm thứ 13 (1860), năm thứ 14 (1861), năm thứ 15 (1862), năm thứ 17 (1864), năm thứ 21 (1868), năm thứ 27 (1874), năm thứ 28 (1875).
Trong số tám văn bản cổ có sáu bản là sắc chỉ, hai bản là Bộ Lại phụng lục chỉ và Bộ Lại cấp bằng. Cả tám văn bản có nội dung là chuẩn chức và giao trách nhiệm cho ông Trần Văn Úc, quê làng Kim Chùy, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Thọ (nay là xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) với các chức vụ như Tri Châu (Châu Văn Uyên), Đồng Tri phủ, Huấn đạo Hương Khê, Hàn lâm Viện đãi chiếu, Hàn lâm Viện điền bạ...
Tất cả các văn bản cổ đều được làm trên giấy bản mỏng, mịn, có màu hơi ngả vàng, một số bản không còn nguyên vẹn (rách viền mép, dấu triện). Các văn bản có hai loại kích thước là 40x23cm và 55x40cm, được cuộn tròn lưu trong ống gỗ sơn son, thiếp vàng.
Số văn bản cổ trên từ trước tới nay được con cháu nhánh 1, chi 3 thuộc dòng họ Trần đại tôn xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà lưu giữ, được đánh giá là một trong những bộ sưu tập văn bản cổ quý thời nhà Nguyễn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.
Số văn bản cổ trên có niên hiệu Tự Đức năm thứ 13 (1860), năm thứ 14 (1861), năm thứ 15 (1862), năm thứ 17 (1864), năm thứ 21 (1868), năm thứ 27 (1874), năm thứ 28 (1875).
Trong số tám văn bản cổ có sáu bản là sắc chỉ, hai bản là Bộ Lại phụng lục chỉ và Bộ Lại cấp bằng. Cả tám văn bản có nội dung là chuẩn chức và giao trách nhiệm cho ông Trần Văn Úc, quê làng Kim Chùy, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Thọ (nay là xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) với các chức vụ như Tri Châu (Châu Văn Uyên), Đồng Tri phủ, Huấn đạo Hương Khê, Hàn lâm Viện đãi chiếu, Hàn lâm Viện điền bạ...
Tất cả các văn bản cổ đều được làm trên giấy bản mỏng, mịn, có màu hơi ngả vàng, một số bản không còn nguyên vẹn (rách viền mép, dấu triện). Các văn bản có hai loại kích thước là 40x23cm và 55x40cm, được cuộn tròn lưu trong ống gỗ sơn son, thiếp vàng.
Số văn bản cổ trên từ trước tới nay được con cháu nhánh 1, chi 3 thuộc dòng họ Trần đại tôn xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà lưu giữ, được đánh giá là một trong những bộ sưu tập văn bản cổ quý thời nhà Nguyễn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.
Công Tường (TTXVN/Vietnam+)