Vườn Quốc gia Vũ Quang (trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang) thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh có tổng diện tích hơn 56.000ha với ba loại rừng gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Vườn nằm ở vị trí quan trọng trong dãy Trường Sơn, xen giữa Vườn quốc gia Pù Mát ở phía Bắ́c và Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở phía Nam, cũng là nơi hai loài thú lớn được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới là sao la và mang lớn.
Tiềm năng đa dạng sinh học
Theo kết quả điều tra của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Vườn Quốc gia Vũ Quang có tới 76% diện tích rừng tự nhiên với 5 kiểu chính được phân chia theo các đai cao khác nhau: rừng kín thường xanh trên đất thấp phân bố ở độ cao 100-300m; rừng thường xanh trên núi thấp phân bố trong khoảng độ cao từ 300-1.000m; rừng thường xanh trung bình ở độ cao từ 1.000-1.400m gồm chủ yếu các loài cây lá rộng; rừng thường xanh trên núi cao phân bố ở độ cao 1.400-1.900m; rừng phân bố trên độ cao lớn hơn 1.900m.
Vườn quốc gia Vũ Quang là nơi sinh trưởng của nhiều cây gỗ quý như cẩm lai, lát hoa, lim, dổi, trầm hương... và nhiều cây dược liệu quý.
Hệ động vật vườn cũng rất phong phú với 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 65 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 88 loài cá; trong đó có 26 loài thú, hơn 10 loài chim, 16 loài bò sát quý hiếm cần được bảo vệ. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Vũ Quang còn có 36 loài phụ thú đặc hữu của khu rừng Trường Sơn Bắc như voọc vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, vượn má vàng...
Bởi tính đa dạng sinh học cao và với việc phát hiện hai loài thú mới là sao la và mang lớn, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Tại đây, du khách có thể thực hiện những chuyến du lịch mạo hiểm, khám phá những bí ẩn bất ngờ của rừng; hay tham gia tour du lịch thể thao đến thác Vũ Môn theo huyền thoại cá chép hóa rồng...
Vũ Quang còn là khu di tích lịch sử ghi dấu những sự kiện lịch sử oai hùng của cuộc khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp của Phan Đình Phùng cuối thế kỷ 19.
Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học
Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang, ông Đào Huy Phiên cho biết vườn quốc gia nằm trên địa bàn 8 xã với 7.588 hộ dân, đặc biệt, có hai xã nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia là Hương Điền và Hương Quang. Người dân đã sinh sống tại đây từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, và đến năm 1993, Nhà nước mới đóng cửa rừng chuyển thành Khu bảo tồn. Chính vì tình trạng dân có trước, quy hoạch sau nên đến nay vẫn còn hơn 700 hộ dân đang nằm ngay trong khu vực vùng lõi của vườn.
Đời sống cư dân ở vùng đệm và các xã lân cận với Vườn quốc gia cũng rất khó khăn. Do vậy một số người dân đã bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi khai thác trộm tài nguyên rừng, săn bắt động vật hoang dã. Trong vòng 10 năm, trên địa bàn Vườn quốc gia Vũ Quang đã xảy ra 8 vụ các đối tượng chống người thi hành công vụ, gây thương tích cho cán bộ viên chức, lực lượng kiểm lâm.
Ông Đào Huy Phiên cho biết hiện nay, mỗi nhân viên kiểm lâm chịu trách nhiệm quản lý hơn 1.000ha rừng, do vậy, khó bảo đảm việc bảo vệ rừng tận gốc và bảo vệ động vật hoang dã một cách chặt chẽ.
Trong những năm gần đây, Vườn quốc gia Vũ Quang tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại đây như tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, chống săn bắt các loài động vật hoang dã. Ngoài ra, Phòng nghiên cứu khoa học của Vườn quốc gia Vũ Quang đã phối hợp với các tổ chức, các viện nghiên cứu nhằm triển khai một số hoạt động điều tra, khảo sát các loài như ong, nhện, dơi, vượn..., lập ô tiêu chuẩn theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
Ngoài ra, Vườn cũng đang xây dựng kế hoạch liên kết với các tổ chức quốc tế và phía Khu bảo tồn Nakai Nam Theun của Lào nhằm trao đổi thông tin, thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học liên biên giới và phát triển, mở rộng vùng phụ cận./.
Vườn nằm ở vị trí quan trọng trong dãy Trường Sơn, xen giữa Vườn quốc gia Pù Mát ở phía Bắ́c và Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở phía Nam, cũng là nơi hai loài thú lớn được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới là sao la và mang lớn.
Tiềm năng đa dạng sinh học
Theo kết quả điều tra của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Vườn Quốc gia Vũ Quang có tới 76% diện tích rừng tự nhiên với 5 kiểu chính được phân chia theo các đai cao khác nhau: rừng kín thường xanh trên đất thấp phân bố ở độ cao 100-300m; rừng thường xanh trên núi thấp phân bố trong khoảng độ cao từ 300-1.000m; rừng thường xanh trung bình ở độ cao từ 1.000-1.400m gồm chủ yếu các loài cây lá rộng; rừng thường xanh trên núi cao phân bố ở độ cao 1.400-1.900m; rừng phân bố trên độ cao lớn hơn 1.900m.
Vườn quốc gia Vũ Quang là nơi sinh trưởng của nhiều cây gỗ quý như cẩm lai, lát hoa, lim, dổi, trầm hương... và nhiều cây dược liệu quý.
Hệ động vật vườn cũng rất phong phú với 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 65 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 88 loài cá; trong đó có 26 loài thú, hơn 10 loài chim, 16 loài bò sát quý hiếm cần được bảo vệ. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Vũ Quang còn có 36 loài phụ thú đặc hữu của khu rừng Trường Sơn Bắc như voọc vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, vượn má vàng...
Bởi tính đa dạng sinh học cao và với việc phát hiện hai loài thú mới là sao la và mang lớn, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Tại đây, du khách có thể thực hiện những chuyến du lịch mạo hiểm, khám phá những bí ẩn bất ngờ của rừng; hay tham gia tour du lịch thể thao đến thác Vũ Môn theo huyền thoại cá chép hóa rồng...
Vũ Quang còn là khu di tích lịch sử ghi dấu những sự kiện lịch sử oai hùng của cuộc khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp của Phan Đình Phùng cuối thế kỷ 19.
Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học
Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang, ông Đào Huy Phiên cho biết vườn quốc gia nằm trên địa bàn 8 xã với 7.588 hộ dân, đặc biệt, có hai xã nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia là Hương Điền và Hương Quang. Người dân đã sinh sống tại đây từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, và đến năm 1993, Nhà nước mới đóng cửa rừng chuyển thành Khu bảo tồn. Chính vì tình trạng dân có trước, quy hoạch sau nên đến nay vẫn còn hơn 700 hộ dân đang nằm ngay trong khu vực vùng lõi của vườn.
Đời sống cư dân ở vùng đệm và các xã lân cận với Vườn quốc gia cũng rất khó khăn. Do vậy một số người dân đã bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi khai thác trộm tài nguyên rừng, săn bắt động vật hoang dã. Trong vòng 10 năm, trên địa bàn Vườn quốc gia Vũ Quang đã xảy ra 8 vụ các đối tượng chống người thi hành công vụ, gây thương tích cho cán bộ viên chức, lực lượng kiểm lâm.
Ông Đào Huy Phiên cho biết hiện nay, mỗi nhân viên kiểm lâm chịu trách nhiệm quản lý hơn 1.000ha rừng, do vậy, khó bảo đảm việc bảo vệ rừng tận gốc và bảo vệ động vật hoang dã một cách chặt chẽ.
Trong những năm gần đây, Vườn quốc gia Vũ Quang tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại đây như tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, chống săn bắt các loài động vật hoang dã. Ngoài ra, Phòng nghiên cứu khoa học của Vườn quốc gia Vũ Quang đã phối hợp với các tổ chức, các viện nghiên cứu nhằm triển khai một số hoạt động điều tra, khảo sát các loài như ong, nhện, dơi, vượn..., lập ô tiêu chuẩn theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
Ngoài ra, Vườn cũng đang xây dựng kế hoạch liên kết với các tổ chức quốc tế và phía Khu bảo tồn Nakai Nam Theun của Lào nhằm trao đổi thông tin, thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học liên biên giới và phát triển, mở rộng vùng phụ cận./.
Thu Phương (TTXVN)