Sau khi Hà Nội cấm trông giữ phương tiện trên địa bàn 262 tuyến phố, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện nhiều kiểu trông xe “lạ mắt” không giấy phép trông giữ, không biển báo, nhưng nhiều người vẫn phó thác tài sản của minh cho dù không biết chủ trông giữ phương tiện là ai.
Trên đường Trần Duy Anh, đoạn giáp với Đại Cồ Việt là một địa điểm chuyên bán quần áo hàng thùng, thu hút một lượng học sinh, sinh viên, cán bộ công chức… đến tìm mua các mặt hàng cũ và ở đây đang có tình trạng kiểu trông giữ xe rất độc và lạ. Chỉ một đoạn phố ngắn nhưng có tới hai cái biển làm bằng tấm bìa rộng chừng trang sách ghi rõ: “Trông xe.”
Tấm biển này được buộc vào một cái cọc cắm xuống đất. Một biển khác lạ hơn là hai đầu có hai chiếc biển, phía trên là “trông xe” còn phía dưới là “bán xăng.” Tất cả các gian hàng ở đây đều được làm thêm mái che, mái vẩy, chủ cửa hàng lại trưng bày thêm những thúng giầy dép ra sát mép đường. Thế mà còn tận dụng được những khe hở hiếm hoi làm “điểm trông giữ xe" thì quả là tài!
Trên đường Đào Duy Anh, người ta nhận biết điểm trông giữ xe bằng biển hiệu còn ở đường Giải Phóng, có hai điểm nằm đầu phía đường Trường Chinh và phía đối diện chếch bên kia đường, gần cầu vượt Ngã Tư Vọng, các khoảng trống trên hè lại được chăng dây màu xanh nõn chuối. Chỉ trong một tháng mà những người đi qua đây bắt gặp hai lần lực lượng chức năng đến kiểm tra, xử lý điểm căng dây để trông giữ xe này.
Trên các tuyến phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, nằm trong danh sách các tuyến phố cấm trông giữ phương tiện thì lại bắt gặp những đoạn phố, xe được xếp nửa trên hè, nửa dưới lòng đường, có nơi thì có biển hiệu của Công ty cổ phần Đồng Xuân, có nơi chỉ có nhân viên trông giữ.
Không phải bây giờ mới xuất hiện biến tướng dịch vụ trông giữ xe, ngay trong tuần đầu thực hiện cấm trông giữ phương tiện ở 262 tuyến phố, đại diện các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng cũng đã nhắc đến tình trạng các hộ kinh doanh quần áo ế khách cũng dẹp cửa hàng để trông giữ xe; tập kết trông giữ trong các ngõ ngách… rất khó kiểm tra, xử lý vi phạm.
Không chỉ có sự độc và lạ ở các điểm trông giữ xe tự phát mà ngay các điểm trông giữ xe được cấp phép gần đây cũng “lạ mắt” bởi thường xuyên xuất hiện thêm một tấm biển “hết chỗ.” Đặc biệt tại khu vực các bệnh viện như bệnh viện K, Phụ Sản, Việt Đức, bệnh viện Nhi… mỗi ngày hàng ngàn xe của bệnh nhân và người nhà cùng lượng xe từ các tuyến phố khác ùn ùn kéo đến gửi gây ra cảnh ùn tắc, các điểm trông giữ xe luôn ở trong tình trạng “cung vượt cầu.”
Vẫn biết, quyết định cấm trông giữ phương tiện tại 262 tuyến phố trung tâm là đúng đắn, nhằm trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, nhu cầu gửi phương tiện của người dân là bức bách, thiết nghĩ ngành chức năng và các quận huyện sớm bố trí điểm trông giữ, tránh gây ra những bức xúc không đáng có cho người dân, còn các điểm trông giữ tự phát lại có cơ hội trục lợi, chặt chém người gửi xe./.
Trên đường Trần Duy Anh, đoạn giáp với Đại Cồ Việt là một địa điểm chuyên bán quần áo hàng thùng, thu hút một lượng học sinh, sinh viên, cán bộ công chức… đến tìm mua các mặt hàng cũ và ở đây đang có tình trạng kiểu trông giữ xe rất độc và lạ. Chỉ một đoạn phố ngắn nhưng có tới hai cái biển làm bằng tấm bìa rộng chừng trang sách ghi rõ: “Trông xe.”
Tấm biển này được buộc vào một cái cọc cắm xuống đất. Một biển khác lạ hơn là hai đầu có hai chiếc biển, phía trên là “trông xe” còn phía dưới là “bán xăng.” Tất cả các gian hàng ở đây đều được làm thêm mái che, mái vẩy, chủ cửa hàng lại trưng bày thêm những thúng giầy dép ra sát mép đường. Thế mà còn tận dụng được những khe hở hiếm hoi làm “điểm trông giữ xe" thì quả là tài!
Trên đường Đào Duy Anh, người ta nhận biết điểm trông giữ xe bằng biển hiệu còn ở đường Giải Phóng, có hai điểm nằm đầu phía đường Trường Chinh và phía đối diện chếch bên kia đường, gần cầu vượt Ngã Tư Vọng, các khoảng trống trên hè lại được chăng dây màu xanh nõn chuối. Chỉ trong một tháng mà những người đi qua đây bắt gặp hai lần lực lượng chức năng đến kiểm tra, xử lý điểm căng dây để trông giữ xe này.
Trên các tuyến phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, nằm trong danh sách các tuyến phố cấm trông giữ phương tiện thì lại bắt gặp những đoạn phố, xe được xếp nửa trên hè, nửa dưới lòng đường, có nơi thì có biển hiệu của Công ty cổ phần Đồng Xuân, có nơi chỉ có nhân viên trông giữ.
Không phải bây giờ mới xuất hiện biến tướng dịch vụ trông giữ xe, ngay trong tuần đầu thực hiện cấm trông giữ phương tiện ở 262 tuyến phố, đại diện các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng cũng đã nhắc đến tình trạng các hộ kinh doanh quần áo ế khách cũng dẹp cửa hàng để trông giữ xe; tập kết trông giữ trong các ngõ ngách… rất khó kiểm tra, xử lý vi phạm.
Không chỉ có sự độc và lạ ở các điểm trông giữ xe tự phát mà ngay các điểm trông giữ xe được cấp phép gần đây cũng “lạ mắt” bởi thường xuyên xuất hiện thêm một tấm biển “hết chỗ.” Đặc biệt tại khu vực các bệnh viện như bệnh viện K, Phụ Sản, Việt Đức, bệnh viện Nhi… mỗi ngày hàng ngàn xe của bệnh nhân và người nhà cùng lượng xe từ các tuyến phố khác ùn ùn kéo đến gửi gây ra cảnh ùn tắc, các điểm trông giữ xe luôn ở trong tình trạng “cung vượt cầu.”
Vẫn biết, quyết định cấm trông giữ phương tiện tại 262 tuyến phố trung tâm là đúng đắn, nhằm trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, nhu cầu gửi phương tiện của người dân là bức bách, thiết nghĩ ngành chức năng và các quận huyện sớm bố trí điểm trông giữ, tránh gây ra những bức xúc không đáng có cho người dân, còn các điểm trông giữ tự phát lại có cơ hội trục lợi, chặt chém người gửi xe./.
Tuyết Mai (TTXVN)