Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sở này đang chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung triển khai thực hiện Đề án "Quản lý môi trường, sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ," trong đó khẩn trương hoàn thành việc đánh giá thực trạng xả thải vào sông Nhuệ, tình trạng bồi lắng cũng như công tác đo đạc, cắm mốc giới hành lang sông.
Cùng với đó, sở này sẽ xử lý triệt để các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng toàn tuyến thuộc hành lang bảo vệ sông; kiểm soát ô nhiễm, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Cũng trong năm nay, thành phố Hà Nội triển khai các giải pháp cải tạo cảnh quan và xử lý ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch; tăng cường các biện pháp chống lấn chiếm hành lang sông, ngăn chặn các hành vi đổ chất thải rắn, bùn thải xuống lòng sông; hoàn thiện quy hoạch chi tiết xây dựng dọc hai bên tuyến sông Tô Lịch tỷ lệ 1/2000; nghiên cứu và thực hiện phương án bổ cập nước từ sông Hồng chảy vào sông Nhuệ và bổ sung nước cho sông Tô Lịch từ 5-7m3/s.
Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường của thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt, thông qua việc tuyên truyền giáo dục đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Sau hơn một năm xử lý và duy trì chất lượng nước tại 12 hồ đã triển khai thử nghiệm, cho thấy chất lượng nước các hồ được cải thiện rõ rệt. Trong đó, 4 hồ đã bàn giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội và Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng quản lý. Thành phố đang tiếp tục phối hợp với đơn vị xử lý và các cơ quan liên quan thực hiện công tác xử lý ô nhiễm của 5 hồ gồm: hồ Văn Quang, hồ Võ, hồ Thanh Nhàn, hồ Đền Lừ và hồ Thanh Nhàn 2B.
Thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, thành phố đã triển khai xây dựng 3 trạm xử lý nước thải trên lưu vực sông Cầu Ngà, trong đó có trạm xử lý nước thải cụm làng nghề tại các xã Dương Liệu, huyện Hoài Đức, để xử lý nước thải cho 3 làng nghề với công suất dự kiến khoảng 13.000m3/ngày đêm; ký hợp đồng dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở theo hình thức BT với công suất 200.000mm/ngày đêm. Các dự án xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt tại khu di tích Chùa Hương và nhà máy xử lý nước thải tại 2 xã Sơn Đồng và Vân Canh (huyện Hoài Đức) cũng đang được triển khai tích cực...
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, công tác bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có định hướng chiến lược trong việc tổ chức thực hiện. Các hoạt động bảo vệ môi trường còn chồng chéo, chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu; cán bộ chuyên môn còn thiếu và yếu ở nhiều khâu, nhiều cấp. Trong khi đó, tiến độ triển khai xây dựng các trạm xử lý nước thải tại các khu công nghiệp tập trung và làng nghề còn chậm; các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do bụi và khí thải giao thông tuy đã được triển khai tích cực nhưng hiệu quả chưa cao.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên nhân của những hạn chế trên một phần do cơ chế chính sách còn bất cập, nguồn lực đầu tư còn thiếu, chưa phù hợp để khắc phục những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng, ý thức chấp hành pháp luật của nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, cũng như người dân còn kém, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý đối với các đơn vị vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn chưa kiên quyết, chế tài chưa đủ mạnh để ngăn ngừa vi phạm./.
Cùng với đó, sở này sẽ xử lý triệt để các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng toàn tuyến thuộc hành lang bảo vệ sông; kiểm soát ô nhiễm, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Cũng trong năm nay, thành phố Hà Nội triển khai các giải pháp cải tạo cảnh quan và xử lý ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch; tăng cường các biện pháp chống lấn chiếm hành lang sông, ngăn chặn các hành vi đổ chất thải rắn, bùn thải xuống lòng sông; hoàn thiện quy hoạch chi tiết xây dựng dọc hai bên tuyến sông Tô Lịch tỷ lệ 1/2000; nghiên cứu và thực hiện phương án bổ cập nước từ sông Hồng chảy vào sông Nhuệ và bổ sung nước cho sông Tô Lịch từ 5-7m3/s.
Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường của thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt, thông qua việc tuyên truyền giáo dục đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Sau hơn một năm xử lý và duy trì chất lượng nước tại 12 hồ đã triển khai thử nghiệm, cho thấy chất lượng nước các hồ được cải thiện rõ rệt. Trong đó, 4 hồ đã bàn giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội và Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng quản lý. Thành phố đang tiếp tục phối hợp với đơn vị xử lý và các cơ quan liên quan thực hiện công tác xử lý ô nhiễm của 5 hồ gồm: hồ Văn Quang, hồ Võ, hồ Thanh Nhàn, hồ Đền Lừ và hồ Thanh Nhàn 2B.
Thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, thành phố đã triển khai xây dựng 3 trạm xử lý nước thải trên lưu vực sông Cầu Ngà, trong đó có trạm xử lý nước thải cụm làng nghề tại các xã Dương Liệu, huyện Hoài Đức, để xử lý nước thải cho 3 làng nghề với công suất dự kiến khoảng 13.000m3/ngày đêm; ký hợp đồng dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở theo hình thức BT với công suất 200.000mm/ngày đêm. Các dự án xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt tại khu di tích Chùa Hương và nhà máy xử lý nước thải tại 2 xã Sơn Đồng và Vân Canh (huyện Hoài Đức) cũng đang được triển khai tích cực...
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, công tác bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có định hướng chiến lược trong việc tổ chức thực hiện. Các hoạt động bảo vệ môi trường còn chồng chéo, chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu; cán bộ chuyên môn còn thiếu và yếu ở nhiều khâu, nhiều cấp. Trong khi đó, tiến độ triển khai xây dựng các trạm xử lý nước thải tại các khu công nghiệp tập trung và làng nghề còn chậm; các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do bụi và khí thải giao thông tuy đã được triển khai tích cực nhưng hiệu quả chưa cao.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên nhân của những hạn chế trên một phần do cơ chế chính sách còn bất cập, nguồn lực đầu tư còn thiếu, chưa phù hợp để khắc phục những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng, ý thức chấp hành pháp luật của nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, cũng như người dân còn kém, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý đối với các đơn vị vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn chưa kiên quyết, chế tài chưa đủ mạnh để ngăn ngừa vi phạm./.
Minh Nghĩa (TTXVN)