Ngày 23/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Trần Lệ Thủy (sinh năm 1969, nguyên là cán bộ ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam BIDV, Chi nhánh Đông Đô) cùng 10 đồng phạm cấu kết làm giả sổ tiết kiệm, gây thất thoát hơn 170 tỷ đồng của BIDV Đông Đô.
Các bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố về các tội tham ô tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
10 đồng phạm của Thủy trong vụ án này gồm Trần Chí Dân, Trần Thị Huyền, Nguyễn Thị Thu, Ngô Thị Thanh Huyền, Thái Thị Yên, Vũ Khắc Thành, Hoàng Bích Liên, Hoàng Trung Thông, Phạm Thị Hồng Thái, Nguyễn Minh Hằng.
Trong 11 trường hợp bị truy tố có 7 người từng công tác trong ngành ngân hàng, trong đó có 2 bị cáo nguyên là Phó Giám đốc Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô, 1 bị cáo nguyên là phó Phòng dịch vụ khách hàng của BIDV Đông Đô, 2 cán bộ BIDV Đông Đô; cùng 2 bị cáo nguyên là phó Phòng giao dịch 1 của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thành Công (VCB Thành Công).
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến tháng 4/2008, Trần Lệ Thủy là thủ quỹ của Quỹ tiết kiệm số 1 Ngân hàng BIDV Thái Bình (từ 2003 đến tháng 7/2004) và là giao dịch viên phòng dịch vụ khách hàng Ngân hàng BIDV Đông Đô (từ tháng 8/2004 đến tháng 4/2008).
Trong thời gian này, Thủy đã lợi dụng nhiệm vụ được giao, cấu kết với người thân trong gia đình, bạn bè và một số cán bộ Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công (Hà Nội) sửa chữa, xác nhận khống số dư trên giấy chứng nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Vietcombank Thái Bình và Vietcombank chi nhánh Thành Công, sau đó đem thế chấp tại Quỹ tiết kiệm số 1 Ngân hàng BIDV Thái Bình và BIDV Đông Đô để chiếm đoạt tiền của các Ngân hàng trên.
Cơ quan điều tra đã làm rõ, bằng các thủ đoạn tương tự, từ năm 2003 đến tháng 4/2008, Thủy cùng đồng phạm đã sửa chữa, làm giả, tráo đổi 14 giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn, chiếm đoạt của BIDV Thái Bình hơn 29 tỷ đồng.
Ngoài ra, Thủy chỉ đạo người thân quen sửa chữa, làm giả 23 giấy chứng nhận tiền gửi, xác nhận khống nhiều giấy tờ có giá trị để làm thủ tục vay hơn 260 tỷ đồng tại BIDV Đông Đô… Sau khi chiếm đoạt được tiền, các bị cáo đã dùng vào việc đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán, vàng, tiêu xài cá nhân.
Viện Kiểm sát nhận định, dù hành vi phạm tội của các bị can diễn ra trong thời gian dài (tới gần 6 năm, từ năm 2003-2008) trên địa bàn 2 tỉnh Thái Bình và thành phố Hà Nội, song các ngân hàng vẫn không phát hiện ra sai phạm này.
Nhiều đối tượng trong vụ án là những cán bộ trong ngành ngân hàng đã được đào tạo cơ bản, được phân công đảm nhiệm những vị trí công tác quan trọng trong ngành Ngân hàng, do suy thoái về đạo đức, hám lợi… đã câu kết với nhau và cùng các đối tượng ngoài xã hội thực hiện hành vi phạm tội với những thủ đoạn hết sức tinh vi.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong một tuần./.
Các bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố về các tội tham ô tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
10 đồng phạm của Thủy trong vụ án này gồm Trần Chí Dân, Trần Thị Huyền, Nguyễn Thị Thu, Ngô Thị Thanh Huyền, Thái Thị Yên, Vũ Khắc Thành, Hoàng Bích Liên, Hoàng Trung Thông, Phạm Thị Hồng Thái, Nguyễn Minh Hằng.
Trong 11 trường hợp bị truy tố có 7 người từng công tác trong ngành ngân hàng, trong đó có 2 bị cáo nguyên là Phó Giám đốc Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô, 1 bị cáo nguyên là phó Phòng dịch vụ khách hàng của BIDV Đông Đô, 2 cán bộ BIDV Đông Đô; cùng 2 bị cáo nguyên là phó Phòng giao dịch 1 của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thành Công (VCB Thành Công).
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến tháng 4/2008, Trần Lệ Thủy là thủ quỹ của Quỹ tiết kiệm số 1 Ngân hàng BIDV Thái Bình (từ 2003 đến tháng 7/2004) và là giao dịch viên phòng dịch vụ khách hàng Ngân hàng BIDV Đông Đô (từ tháng 8/2004 đến tháng 4/2008).
Trong thời gian này, Thủy đã lợi dụng nhiệm vụ được giao, cấu kết với người thân trong gia đình, bạn bè và một số cán bộ Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công (Hà Nội) sửa chữa, xác nhận khống số dư trên giấy chứng nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Vietcombank Thái Bình và Vietcombank chi nhánh Thành Công, sau đó đem thế chấp tại Quỹ tiết kiệm số 1 Ngân hàng BIDV Thái Bình và BIDV Đông Đô để chiếm đoạt tiền của các Ngân hàng trên.
Cơ quan điều tra đã làm rõ, bằng các thủ đoạn tương tự, từ năm 2003 đến tháng 4/2008, Thủy cùng đồng phạm đã sửa chữa, làm giả, tráo đổi 14 giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn, chiếm đoạt của BIDV Thái Bình hơn 29 tỷ đồng.
Ngoài ra, Thủy chỉ đạo người thân quen sửa chữa, làm giả 23 giấy chứng nhận tiền gửi, xác nhận khống nhiều giấy tờ có giá trị để làm thủ tục vay hơn 260 tỷ đồng tại BIDV Đông Đô… Sau khi chiếm đoạt được tiền, các bị cáo đã dùng vào việc đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán, vàng, tiêu xài cá nhân.
Viện Kiểm sát nhận định, dù hành vi phạm tội của các bị can diễn ra trong thời gian dài (tới gần 6 năm, từ năm 2003-2008) trên địa bàn 2 tỉnh Thái Bình và thành phố Hà Nội, song các ngân hàng vẫn không phát hiện ra sai phạm này.
Nhiều đối tượng trong vụ án là những cán bộ trong ngành ngân hàng đã được đào tạo cơ bản, được phân công đảm nhiệm những vị trí công tác quan trọng trong ngành Ngân hàng, do suy thoái về đạo đức, hám lợi… đã câu kết với nhau và cùng các đối tượng ngoài xã hội thực hiện hành vi phạm tội với những thủ đoạn hết sức tinh vi.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong một tuần./.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)