Hà Nội, một tối trung tuần tháng 12/2012, không khí đón Noel ùa về trong cái rét đậm đặc trưng của miền Bắc. Phố phường Thủ đô rực rỡ trong ánh đèn. Những dòng người cười nói, tấp nập đổ về những trung tâm thương mại, những cửa hàng kinh doanh sầm uất với bảng hiệu lấp lánh, đầy mầu sắc.
Khó có thể hình dung hay cảm nhận thành phố "Vì hòa bình" này từng bị điêu tàn, đổ nát hồi 40 năm về trước. ..
Những đau thương khó xóa
Chúng tôi bước chầm chậm từ ngõ Thịnh Hào 2, rẽ ra phố Tôn Đức Thắng rồi hướng về phố Khâm Thiên. Đi cùng là bà Đới Thị Nguyệt, một người Hà Nội sinh ra và gắn bó với khu vực này quá nửa cuộc đời.
Dòng suy nghĩ của chúng tôi trôi theo những ký ức của bà về Khâm Thiên những ngày này hồi 40 năm về trước. Lúc đó, bà là công nhân Xí nghiệp Dệt thảm len Hà Nội (nay là Công ty Dệt kim Thăng Long) ở ngõ Văn Chương, Khâm Thiên.
Vào cái đêm máy bay Mỹ bất ngờ rải bom xuống khu phố đông dân cư nhất Hà Nội, bà trực chiến ở Xí nghiệp. Nghe hồi còi báo động nổi lên, bà cùng chị em đội tự vệ lao lên trận địa pháo cao xạ 14,5mm. Đúng lúc này, đèn điện vụt tắt, hàng loạt tiếng nổ kéo dài như sấm, những đám cháy bùng lên. Tiếng bom rơi ầm vang đinh tai nhức óc kéo dài.
"Sau trận bom đó, tôi không còn nhận ra phố Khâm Thiên. Nhà cửa, phố xá bị san phẳng. Rạng sáng hôm sau, chung quanh là tiếng than khóc của dân phố, là những vành khăn tang trắng xóa còn không khí đậm mùi hương cúng.
Ở đầu ngõ Chợ và ngõ Cống Trắng là hàng trăm chiếc quan tài xếp chắn tầm mắt”- bà Nguyệt nghẹn ngào hồi tưởng.
Dừng chân ở Đài tưởng niệm Khâm Thiên được dựng lên trên nền ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên, chúng tôi lặng nhìn bức tượng có hình người phụ nữ nâng trên tay một em bé cơ thể đã mềm oặt.
Bức tượng được sáng tác từ nguyên mẫu là chủ nhân của ngôi nhà. Máy bay B52 rải thảm bom vào đêm 26/12/1972 làm chết toàn bộ 7 người trong ngôi nhà này.
Vệt bom giáng xuống đoạn phố dài 1.170 mét cùng 26 ngõ, phố cũng giết hại 283 người dân vô tội và phá sập, làm hư hỏng nặng gần 2 nghìn ngôi nhà, trong đó hơn 500 nhà bị phá hủy hoàn toàn.
Chỉ trong một đêm, hàng trăm gia đình phải chịu cảnh sinh ly tử biệt. Có nhiều gia đình cả nhà không còn ai sống sót. “B52 ném bom rải thảm dồn dập, từ Bệnh viện Bạch Mai tới phố Khâm Thiên. Nhưng dã man nhất là chúng trút bom xuống Khâm Thiên, nơi toàn dân thường vô tội.
40 năm, quãng thời gian đủ để chữa lành vết thương trên da thịt nhưng với người dân nơi đây, những tang thương đó không gì xóa nổi”- bà Nguyệt bùi ngùi khẽ nói. Câu nói của người phụ nữ này khiến chúng tôi nhớ đến hồi ức của ông Nguyễn Viết Sơn, ở số 9 phố Hàng Khay, nguyên là thợ điện của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Bốn thập niên đã trôi qua, song vẫn đeo đẳng ông là một Hà Nội từng tan hoang, đổ nát, ngập trong ngút trời khói lửa bởi tội ác của kẻ thù. Mà ám ánh người đàn ông đã luống tuổi này nhất là những đêm ông từ Đài tiếng nói Việt Nam đạp xe sang Bệnh viện Bạch Mai để chữa điện.
Đó là cuộc hành trình nín lặng trong đau thương khi phải vượt qua các dãy phố tan hoang, ngổn ngang người chết bên những hố bom sâu ngoác miệng, những cột điện gục gãy.
"Khủng khiếp nhất là đến Bệnh viện Bạch Mai. Sau trận bom B52, các tòa nhà chỉ còn là đống đổ vỡ. Không còn gì cả, tan nát hết! Xác người nằm la liệt. Mùi khói cháy, khói bom, mùi máu dồn đặc không gian. Tiếng khóc, tiếng người kêu than, tiếng chân chạy, tiếng còi gọi nhau loãng trong khói lửa” - ông Sơn kể.
Tâm trí của Đại tá Đỗ Văn Chung - nguyên Trực ban trưởng Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không Không quân, người đã phát lệnh đưa toàn quân chủng sẵn sàng chiến đấu - cũng không thể quên sự tàn phá kinh hoàng của bom B52 trong những ngày khốc liệt đó: Đêm 18/12, B52 đánh phá ác liệt sân bay Gia Lâm, ga Yên Viên cùng nhiều nơi khác ở Hà Nội.
Nhà tôi ở Ngọc Thụy, Gia Lâm, trúng bom của địch. Bom nổ đào một hố rộng 8m, sâu 5 - 6 m, chỉ cách hầm trú ẩn, bên dưới có bố mẹ cùng vợ và hai con của tôi, độ một bước chân. Nhưng rất may không ai làm sao. Đau thương là nhà hàng xóm đối diện thì 10 người chết 9...
Non sông muôn thuở vững âu vàng
Ba mảnh hồi ức của hai nhân chứng người Hà Nội về bom B52 trút xuống Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai trong những ngày tháng kinh hoàng ấy càng thấy rõ hơn tội ác chưa từng có trong lịch sử loài người của kẻ thù.
Âm mưu tàn độc "đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá", chúng đã huy động hàng trăm lần chiếc B52, trút hơn 40.000 tấn bom xuống nhiều khu dân cư ở Hà Nội như: Khâm Thiên, An Dương, Uy Nỗ, Bệnh viện Bạch Mai, Yên Viên, Gia Lâm, Đông Anh, Văn Điển, Giáp Bát... làm gần 2.400 người chết và 1.355 người khác bị thương.
Thế nhưng, mưa bom, bão đạn đó đã không quật đổ được ý chí, tinh thần người Hà Nội. Có câu chuyện về nhà thơ Phan Vũ, tác giả bài thơ "Em ơi, Hà Nội phố", sau này được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Ông viết "Em ơi, Hà Nội phố" vào tháng Chạp năm 1972, khi sống một mình trên căn gác của một khu dân cư gần Nhà máy điện Yên Phụ, chứng kiến cảnh B52 của Mỹ bắn phá Thủ đô.
Lòng chùng xuống trước cảnh Hà Nội bị bom đạn cày xới, máu người Hà Nội đổ trên phố phường, ông viết:
“...Ta còn em cây dương cầm
Trong khung nhà đổ
Lả tả trên thềm Bettho và sonate Ánh trăng
Nốt nhạc thiên tài lẫn trong mảnh vỡ...”
Và hào khí của mảnh đất ngàn năm văn hiến bừng cháy trong tháng Chạp năm ấy. Quân, dân Thủ đô đã hiên ngang đứng vững, đánh trả kẻ thù.
Trong 12 ngày đêm lịch sử, “Rồng lửa Thăng Long” đã bắn tan xác 23 máy bay B52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ; tiêu diệt 2 máy bay F111 và 5 máy bay chiến thuật.
Chiến thắng lịch sử này đã làm nên một huyền thoại "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không" gây chấn động địa cầu.
Hà Nội của một thời chiến tranh khốc liệt đã qua. Hầu hết những con người đã từng là nạn nhân, nhân chứng, từng chiến đấu đánh trả kẻ thù, từng sẻ chia những mất mát đau thương trong quá khứ, đều đã tự đứng lên, dựng lại hạnh phúc cho mình. Họ cũng chứng kiến những đổi thay, những bước phát triển từng ngày từng giờ của Hà Nội.
Và những thế hệ thứ hai, thứ ba đang tiếp nối nhau làm chủ nhân tương lai của Thủ đô, của đất nước. Như ba người con của Đại tá Nguyễn Xuân Minh, nguyên Trợ lý Bộ tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân và cũng là sỹ quan nhấn nút phóng tên lửa bắn rơi máy bay của Peter Peterson (viên phi công sau này trở thành Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Hà Nội), cho đến thời điểm hiện tại họ đều đã trưởng thành.
Trong đó, anh con trai út của Đại tá Minh - hồi 12 ngày đêm của 40 năm về trước còn là một hài nhi đỏ hỏn - nay đang là một cán bộ vững vàng ở Trạm kiểm soát không lưu của Công ty cổ phần Hàng không dịch vụ sân bay Nội Bài.
Và ở hố bom B52 năm nào, trước cửa nhà Đại tá Đỗ Văn Chung đã xanh ngắt những chồi lộc mới, những đóa hoa Hoàng lan thơm ngát. Mảnh đất ấy đang ngày đêm sinh sôi, căng tràn nhựa sống.
Thay cho lời kết, xin dẫn lại lời của Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Tưởng Phi Chiến: "40 năm đã qua, nhưng nhìn lại kỳ tích vĩ đại đó, chúng ta vẫn thấy ánh sáng của niềm tin, trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam trong thời khắc quyết định của lịch sử. Thực tiễn chiến đấu và chiến thắng của quân dân Thủ đô đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá. Chiến thắng oanh liệt 40 năm trước vẫn đang soi sáng cho chúng ta.
Tinh thần và sức mạnh của “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” động viên toàn thể Đảng bộ và quân dân Thủ đô nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại; đồng thời thực hiện tốt các Nghị quyết, xây dựng Đảng bộ Hà Nội thật sự trong sạch, vững mạnh; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cách mạng; phát huy ý chí và sức mạnh toàn dân, chủ động, sáng tạo trên mọi lĩnh vực để xây dựng và bảo vệ Thủ đô Hà Nội của chúng ta cho “non sông muôn thuở vững âu vàng”.
Hà Nội đã quên đi những mất mát do chiến tranh, quân dân Thủ đô chung sức, chung lòng để xây dựng một thành phố đầu tàu cả nước về chính trị, kinh tế và văn hóa, xã hội.
Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, Hà Nội từ mảnh đất hoang tàn, sụp đổ, giờ đã trở thành thành phố hiện đại xứng tầm khu vực Đông Nam Á, với nhiều công trình nhà cửa cao tầng, đường xá liên hoàn, khu trung tâm thương mại, dịch vụ hoàn hảo.
Năm 2012, kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt gần 160.000 tỷ đồng./.
Khó có thể hình dung hay cảm nhận thành phố "Vì hòa bình" này từng bị điêu tàn, đổ nát hồi 40 năm về trước. ..
Những đau thương khó xóa
Chúng tôi bước chầm chậm từ ngõ Thịnh Hào 2, rẽ ra phố Tôn Đức Thắng rồi hướng về phố Khâm Thiên. Đi cùng là bà Đới Thị Nguyệt, một người Hà Nội sinh ra và gắn bó với khu vực này quá nửa cuộc đời.
Dòng suy nghĩ của chúng tôi trôi theo những ký ức của bà về Khâm Thiên những ngày này hồi 40 năm về trước. Lúc đó, bà là công nhân Xí nghiệp Dệt thảm len Hà Nội (nay là Công ty Dệt kim Thăng Long) ở ngõ Văn Chương, Khâm Thiên.
Vào cái đêm máy bay Mỹ bất ngờ rải bom xuống khu phố đông dân cư nhất Hà Nội, bà trực chiến ở Xí nghiệp. Nghe hồi còi báo động nổi lên, bà cùng chị em đội tự vệ lao lên trận địa pháo cao xạ 14,5mm. Đúng lúc này, đèn điện vụt tắt, hàng loạt tiếng nổ kéo dài như sấm, những đám cháy bùng lên. Tiếng bom rơi ầm vang đinh tai nhức óc kéo dài.
"Sau trận bom đó, tôi không còn nhận ra phố Khâm Thiên. Nhà cửa, phố xá bị san phẳng. Rạng sáng hôm sau, chung quanh là tiếng than khóc của dân phố, là những vành khăn tang trắng xóa còn không khí đậm mùi hương cúng.
Ở đầu ngõ Chợ và ngõ Cống Trắng là hàng trăm chiếc quan tài xếp chắn tầm mắt”- bà Nguyệt nghẹn ngào hồi tưởng.
Dừng chân ở Đài tưởng niệm Khâm Thiên được dựng lên trên nền ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên, chúng tôi lặng nhìn bức tượng có hình người phụ nữ nâng trên tay một em bé cơ thể đã mềm oặt.
Bức tượng được sáng tác từ nguyên mẫu là chủ nhân của ngôi nhà. Máy bay B52 rải thảm bom vào đêm 26/12/1972 làm chết toàn bộ 7 người trong ngôi nhà này.
Vệt bom giáng xuống đoạn phố dài 1.170 mét cùng 26 ngõ, phố cũng giết hại 283 người dân vô tội và phá sập, làm hư hỏng nặng gần 2 nghìn ngôi nhà, trong đó hơn 500 nhà bị phá hủy hoàn toàn.
Chỉ trong một đêm, hàng trăm gia đình phải chịu cảnh sinh ly tử biệt. Có nhiều gia đình cả nhà không còn ai sống sót. “B52 ném bom rải thảm dồn dập, từ Bệnh viện Bạch Mai tới phố Khâm Thiên. Nhưng dã man nhất là chúng trút bom xuống Khâm Thiên, nơi toàn dân thường vô tội.
40 năm, quãng thời gian đủ để chữa lành vết thương trên da thịt nhưng với người dân nơi đây, những tang thương đó không gì xóa nổi”- bà Nguyệt bùi ngùi khẽ nói. Câu nói của người phụ nữ này khiến chúng tôi nhớ đến hồi ức của ông Nguyễn Viết Sơn, ở số 9 phố Hàng Khay, nguyên là thợ điện của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Bốn thập niên đã trôi qua, song vẫn đeo đẳng ông là một Hà Nội từng tan hoang, đổ nát, ngập trong ngút trời khói lửa bởi tội ác của kẻ thù. Mà ám ánh người đàn ông đã luống tuổi này nhất là những đêm ông từ Đài tiếng nói Việt Nam đạp xe sang Bệnh viện Bạch Mai để chữa điện.
Đó là cuộc hành trình nín lặng trong đau thương khi phải vượt qua các dãy phố tan hoang, ngổn ngang người chết bên những hố bom sâu ngoác miệng, những cột điện gục gãy.
"Khủng khiếp nhất là đến Bệnh viện Bạch Mai. Sau trận bom B52, các tòa nhà chỉ còn là đống đổ vỡ. Không còn gì cả, tan nát hết! Xác người nằm la liệt. Mùi khói cháy, khói bom, mùi máu dồn đặc không gian. Tiếng khóc, tiếng người kêu than, tiếng chân chạy, tiếng còi gọi nhau loãng trong khói lửa” - ông Sơn kể.
Tâm trí của Đại tá Đỗ Văn Chung - nguyên Trực ban trưởng Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không Không quân, người đã phát lệnh đưa toàn quân chủng sẵn sàng chiến đấu - cũng không thể quên sự tàn phá kinh hoàng của bom B52 trong những ngày khốc liệt đó: Đêm 18/12, B52 đánh phá ác liệt sân bay Gia Lâm, ga Yên Viên cùng nhiều nơi khác ở Hà Nội.
Nhà tôi ở Ngọc Thụy, Gia Lâm, trúng bom của địch. Bom nổ đào một hố rộng 8m, sâu 5 - 6 m, chỉ cách hầm trú ẩn, bên dưới có bố mẹ cùng vợ và hai con của tôi, độ một bước chân. Nhưng rất may không ai làm sao. Đau thương là nhà hàng xóm đối diện thì 10 người chết 9...
Non sông muôn thuở vững âu vàng
Ba mảnh hồi ức của hai nhân chứng người Hà Nội về bom B52 trút xuống Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai trong những ngày tháng kinh hoàng ấy càng thấy rõ hơn tội ác chưa từng có trong lịch sử loài người của kẻ thù.
Âm mưu tàn độc "đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá", chúng đã huy động hàng trăm lần chiếc B52, trút hơn 40.000 tấn bom xuống nhiều khu dân cư ở Hà Nội như: Khâm Thiên, An Dương, Uy Nỗ, Bệnh viện Bạch Mai, Yên Viên, Gia Lâm, Đông Anh, Văn Điển, Giáp Bát... làm gần 2.400 người chết và 1.355 người khác bị thương.
Thế nhưng, mưa bom, bão đạn đó đã không quật đổ được ý chí, tinh thần người Hà Nội. Có câu chuyện về nhà thơ Phan Vũ, tác giả bài thơ "Em ơi, Hà Nội phố", sau này được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Ông viết "Em ơi, Hà Nội phố" vào tháng Chạp năm 1972, khi sống một mình trên căn gác của một khu dân cư gần Nhà máy điện Yên Phụ, chứng kiến cảnh B52 của Mỹ bắn phá Thủ đô.
Lòng chùng xuống trước cảnh Hà Nội bị bom đạn cày xới, máu người Hà Nội đổ trên phố phường, ông viết:
“...Ta còn em cây dương cầm
Trong khung nhà đổ
Lả tả trên thềm Bettho và sonate Ánh trăng
Nốt nhạc thiên tài lẫn trong mảnh vỡ...”
Và hào khí của mảnh đất ngàn năm văn hiến bừng cháy trong tháng Chạp năm ấy. Quân, dân Thủ đô đã hiên ngang đứng vững, đánh trả kẻ thù.
Trong 12 ngày đêm lịch sử, “Rồng lửa Thăng Long” đã bắn tan xác 23 máy bay B52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ; tiêu diệt 2 máy bay F111 và 5 máy bay chiến thuật.
Chiến thắng lịch sử này đã làm nên một huyền thoại "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không" gây chấn động địa cầu.
Hà Nội của một thời chiến tranh khốc liệt đã qua. Hầu hết những con người đã từng là nạn nhân, nhân chứng, từng chiến đấu đánh trả kẻ thù, từng sẻ chia những mất mát đau thương trong quá khứ, đều đã tự đứng lên, dựng lại hạnh phúc cho mình. Họ cũng chứng kiến những đổi thay, những bước phát triển từng ngày từng giờ của Hà Nội.
Và những thế hệ thứ hai, thứ ba đang tiếp nối nhau làm chủ nhân tương lai của Thủ đô, của đất nước. Như ba người con của Đại tá Nguyễn Xuân Minh, nguyên Trợ lý Bộ tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân và cũng là sỹ quan nhấn nút phóng tên lửa bắn rơi máy bay của Peter Peterson (viên phi công sau này trở thành Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Hà Nội), cho đến thời điểm hiện tại họ đều đã trưởng thành.
Trong đó, anh con trai út của Đại tá Minh - hồi 12 ngày đêm của 40 năm về trước còn là một hài nhi đỏ hỏn - nay đang là một cán bộ vững vàng ở Trạm kiểm soát không lưu của Công ty cổ phần Hàng không dịch vụ sân bay Nội Bài.
Và ở hố bom B52 năm nào, trước cửa nhà Đại tá Đỗ Văn Chung đã xanh ngắt những chồi lộc mới, những đóa hoa Hoàng lan thơm ngát. Mảnh đất ấy đang ngày đêm sinh sôi, căng tràn nhựa sống.
Thay cho lời kết, xin dẫn lại lời của Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Tưởng Phi Chiến: "40 năm đã qua, nhưng nhìn lại kỳ tích vĩ đại đó, chúng ta vẫn thấy ánh sáng của niềm tin, trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam trong thời khắc quyết định của lịch sử. Thực tiễn chiến đấu và chiến thắng của quân dân Thủ đô đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá. Chiến thắng oanh liệt 40 năm trước vẫn đang soi sáng cho chúng ta.
Tinh thần và sức mạnh của “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” động viên toàn thể Đảng bộ và quân dân Thủ đô nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại; đồng thời thực hiện tốt các Nghị quyết, xây dựng Đảng bộ Hà Nội thật sự trong sạch, vững mạnh; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cách mạng; phát huy ý chí và sức mạnh toàn dân, chủ động, sáng tạo trên mọi lĩnh vực để xây dựng và bảo vệ Thủ đô Hà Nội của chúng ta cho “non sông muôn thuở vững âu vàng”.
Hà Nội đã quên đi những mất mát do chiến tranh, quân dân Thủ đô chung sức, chung lòng để xây dựng một thành phố đầu tàu cả nước về chính trị, kinh tế và văn hóa, xã hội.
Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, Hà Nội từ mảnh đất hoang tàn, sụp đổ, giờ đã trở thành thành phố hiện đại xứng tầm khu vực Đông Nam Á, với nhiều công trình nhà cửa cao tầng, đường xá liên hoàn, khu trung tâm thương mại, dịch vụ hoàn hảo.
Năm 2012, kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt gần 160.000 tỷ đồng./.
Anh Tùng (TTXVN)