Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của Sở Xây dựng về việc trồng cây Ngân hạnh tại Công viên Thống nhất, Công viên Lênin, Vườn thú Hà Nội, Công viên Bách Thảo, Công viên Hòa Bình và một số vườn hoa nhỏ trên địa bàng.
Thành phố cũng sẽ trồng loại cây này trên một số đường phố, trồng bổ sung trong các công viên, vườn hoa và di tích trên địa bàn. Thời gian trồng cây dự kiến từ tháng 1 đến tháng 3/2010.
Hiện Hà Nội đang chuẩn bị tiếp nhận 1000 cây Ngân hạnh do Tổng đội Thanh niên xung phong trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng.
Cây ngân hạnh là cây thân gỗ, mọc thẳng và có tán đẹp, đã được nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Ý, Mỹ, Bỉ... trồng trên đường phố, công viên. Đặc biệt tại Hàn Quốc, đến đâu cũng thấy ngân hạnh.
Về mùa thu, lá ngân hạnh chuyển từ màu xanh ngọc sang vàng rất đẹp. Loài cây này sẽ được xác định hợp với thổ nhưỡng và khí hậu Việt Nam.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ngân hạnh có khả năng hấp thụ khí thải, bụi công nghiệp. Cây hút khí Carbonic gấp ba lần và nhả Oxy gấp 5-6 lần loài cây khác. Nếu trồng ngân hạnh qui mô rộng ở các thành phố công nghiệp sẽ mang lại lợi ích to lớn về môi trường, vì vậy ngân hạnh còn được gọi là “cây môi trường”.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố cũng đã đồng ý về việc trồng cây hoa Anh đào trên một số tuyến phố của Thủ đô như phố Thụy Khuê, công viên Nghĩa Đô… và một số tuyến phố khác. Công ty Công viên cây xanh sẽ tiếp nhận cây giống do một số Việt kiều tại Nhật Bản tặng, chuẩn bị tổ chức trồng tại nhiều đường phố Thủ đô.
Từ tháng 2/2007, thành phố Hà Nội đã bắt đầu tiến hành thay thế cây xanh không đúng chủng loại trên các tuyến phố. Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ có hàng loạt tuyến phố với những loại cây xanh đặc trưng như phố Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Bài, Phan Đình Phùng với cây sấu; phố Lý Thường Kiệt là cây phượng; phố Ngô Thì Nhậm là cây hoa sữa; phố Hàng Bạc, Cầu Gỗ... là cây bằng lăng.
Các tuyến phố mới cũng được trồng thống nhất một loại cây xanh như tuyến phố Lê Đức Thọ trồng cây vàng anh, phố Phạm Hùng trồng cây sấu.
Việc trồng những loại cây đặc trưng trên các tuyến phố Hà Nội sẽ góp phần mang đến cho Thủ đô một vẻ đẹp riêng chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Thành phố cũng sẽ trồng loại cây này trên một số đường phố, trồng bổ sung trong các công viên, vườn hoa và di tích trên địa bàn. Thời gian trồng cây dự kiến từ tháng 1 đến tháng 3/2010.
Hiện Hà Nội đang chuẩn bị tiếp nhận 1000 cây Ngân hạnh do Tổng đội Thanh niên xung phong trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng.
Cây ngân hạnh là cây thân gỗ, mọc thẳng và có tán đẹp, đã được nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Ý, Mỹ, Bỉ... trồng trên đường phố, công viên. Đặc biệt tại Hàn Quốc, đến đâu cũng thấy ngân hạnh.
Về mùa thu, lá ngân hạnh chuyển từ màu xanh ngọc sang vàng rất đẹp. Loài cây này sẽ được xác định hợp với thổ nhưỡng và khí hậu Việt Nam.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ngân hạnh có khả năng hấp thụ khí thải, bụi công nghiệp. Cây hút khí Carbonic gấp ba lần và nhả Oxy gấp 5-6 lần loài cây khác. Nếu trồng ngân hạnh qui mô rộng ở các thành phố công nghiệp sẽ mang lại lợi ích to lớn về môi trường, vì vậy ngân hạnh còn được gọi là “cây môi trường”.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố cũng đã đồng ý về việc trồng cây hoa Anh đào trên một số tuyến phố của Thủ đô như phố Thụy Khuê, công viên Nghĩa Đô… và một số tuyến phố khác. Công ty Công viên cây xanh sẽ tiếp nhận cây giống do một số Việt kiều tại Nhật Bản tặng, chuẩn bị tổ chức trồng tại nhiều đường phố Thủ đô.
Từ tháng 2/2007, thành phố Hà Nội đã bắt đầu tiến hành thay thế cây xanh không đúng chủng loại trên các tuyến phố. Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ có hàng loạt tuyến phố với những loại cây xanh đặc trưng như phố Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Bài, Phan Đình Phùng với cây sấu; phố Lý Thường Kiệt là cây phượng; phố Ngô Thì Nhậm là cây hoa sữa; phố Hàng Bạc, Cầu Gỗ... là cây bằng lăng.
Các tuyến phố mới cũng được trồng thống nhất một loại cây xanh như tuyến phố Lê Đức Thọ trồng cây vàng anh, phố Phạm Hùng trồng cây sấu.
Việc trồng những loại cây đặc trưng trên các tuyến phố Hà Nội sẽ góp phần mang đến cho Thủ đô một vẻ đẹp riêng chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
(TTXVN/Vietnam+)