Hà Nội - Thủ đô 'Văn hiến-Văn minh-Hiện đại' sau 70 năm giải phóng

70 năm kể từ ngày giải phóng (10/10/1954), Đảng bộ và nhân dân Hà Nội luôn đoàn kết một lòng, không ngừng đổi mới, nỗ lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng gắn Huân chương Sao Vàng lên lá cờ truyền thống của thành phố Hà Nội tại Đại hội thi đua yêu nước thành phố giai đoạn 2005 - 2010. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO trao danh hiệu "Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long" là Di sản Văn hoá Thế giới cho Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, tại Lễ khai mạc chuỗi hoạt động của Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, ngày 1/10/2010. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Hà Nội luôn là Thủ đô bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách và các nhà đầu tư quốc tế. Trong ảnh: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko chứng kiến Lễ ký kết Chương trình hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Minsk giai đoạn 2024-2026. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Chủ tịch nước Tô Lâm về thăm nhân dân và một số gia đình văn hóa tiêu biểu tại làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), sáng 27/7/2024. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Hà Nội luôn hội tụ nhiều tinh hoa văn hóa và khẳng định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, có vị thế quan trọng trong quan hệ quốc tế. Trong ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar thăm chùa Trấn Quốc tại Thủ đô Hà Nội (15/10/2023) (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Hồ Hoàn Kiếm - 'lá phổi xanh' ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Cùng với mục tiêu của Chính phủ về việc trồng 1 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021-2025, thành phố Hà Nội đang nỗ lực trồng cây xanh nhằm cải thiện môi trường, vừa giúp giảm khói bụi, tiếng ồn, vừa nâng cao mỹ quan đô thị. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Cầu Nhật Tân là một trong ba cây cầu có số nhịp dây văng lớn nhất thế giới, với thiết kế gồm 5 trụ tháp, tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội, 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)
Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Công tác quản lý, bảo vệ môi trường được Hà Nội chú trọng, đầu tư. Trong ảnh: Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải của Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Diện mạo đô thị Hà Nội ngày càng hiện đại, tình trạng ùn tắc giao thông được cải thiện đáng kể, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong ảnh: Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) - tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước trở thành phương tiện đi lại hằng ngày của đông đảo người dân Thủ đô. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Mê Linh là một trong những huyện có vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn lớn nhất của thành phố Hà Nội. Thời gian tới, huyện tập trung đẩy mạnh đưa cơ giới hoá vào sản xuất, xây dựng khu chuyên canh quy mô lớn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng và cho giá trị kinh tế cao. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Hà Nội không chỉ là điểm đến an toàn, đáng tin cậy mà còn là 'điểm hẹn' hấp dẫn các chính khách và bạn bè quốc. Trong ảnh: Đoàn xe đưa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un di chuyển qua Quảng trường Cách mạng Tháng Tám để đến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai, ngày 28/2/2019. (Ảnh: Lâm Khánh /TTXVN)
Y tế Hà Nội có bước phát triển vững chắc, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Trong ảnh: Bệnh viện Tim Hà Nội thực hiện kỹ thuật thông tim chẩn đoán và điều trị các bệnh tim bẩm sinh ngang tầm với khu vực và thế giới đã trở thành thường quy. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Hà Nội luôn là Thủ đô bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách và các nhà đầu tư quốc tế. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Synopex Việt Nam (vốn đầu tư của Hàn Quốc), tại Khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Ngày 8/9/2024, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) chính thức ghi tên mình trên bản đồ ghép tạng Việt Nam bằng việc thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên cho một bệnh nhân nữ ở Tuyên Quang. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Hà Nội đã có nhiều giải pháp và kế hoạch về phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Hà Nội. Trong ảnh: Sản phẩm nho hạ đen huyện Phú Xuyên đạt chất lượng sản phẩm OCOP 3 sao năm 2022. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Hà Nội đang rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Trong ảnh: Nông dân chuẩn bị mạ để cấy bằng máy ở khu vực thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, coi đó là trọng điểm ưu tiên trong chính sách phát triển, đáp ứng tiêu chí của UNESCO về thúc đẩy phát triển văn hóa giáo dục, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ. Trong ảnh: Một tiết học nghề của học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Với cộng đồng quốc tế, Thủ đô Hà Nội là một thành phố luôn phát triển năng động nhưng vẫn giữ những nét truyền thống. Trong ảnh: Phụ nữ Thủ đô trong trang phục áo dài đạp xe qua các điểm di sản của Hà Nội trong 'Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội lần thứ nhất - năm 2023.' (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
Với vị thế là "Thành phố vì hòa bình,' mỗi năm, Hà Nội thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, thưởng ngoạn. Trong ảnh: Khách du lịch nước ngoài tham quan hồ Hoàn Kiếm trong dịp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai (2019). (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Du khách quốc tế tham gia các hoạt động văn hoá tại không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Hà Nội luôn hội tụ nhiều tinh hoa văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trong ảnh: Tiết mục múa rồng của huyện Thanh Oai tại Carnaval Festival Thu Hà Nội 2023. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)
Hà Nội chú trọng bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống. Trong ảnh: Pháo phòng không 57mm thực hiện bắn khi mục tiêu xuất hiện tại diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội năm 2019. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Cung Thiếu nhi Hà Nội tại khu công viên hồ điều hòa CV1 trong khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm, là dự án lớn và hiện đại nhất Việt Nam dành cho trẻ em, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí, rèn luyện thể dục thể thao cho trẻ em Thủ đô và cả nước. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Trong một thập kỷ qua, Hà Nội đã kết nghĩa với nhiều thành phố trên thế giới Vientiane (Lào), Seoul (Hàn Quốc), Fukuoka (Nhật Bản), Yerevan (Armenia)… Trong ảnh: Trụ sở Sở Tư pháp và Viện Kiểm sát thủ đô Vientiane (Lào). Đây là dự án hữu nghị giai đoạn 2022-2025 giữa thủ đô Hà Nội và thủ đô Vientiane. (Ảnh: Đỗ Bá Thành/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục