Sáng 14/11, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã tổ chức thông xe cầu vượt lắp ghép kết cấu thép Lê Văn Lương-Láng Hạ sau 6 tháng thi công.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phát lệnh thông xe và yêu cầu Sở Giao thông Vận tải, các đơn vị liên quan khẩn trương tiếp nhận quản lý, đưa vào khai thác hiệu quả công trình, khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu thông xe cầu vượt Nguyễn Chí Thanh-Láng vào ngày 12/12.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cũng yêu cầu các đơn vị chuẩn bị khởi công cầu vượt Đại Cồ Việt-Trần Khát Chân vào đầu năm 2013, triển khai xây dựng cầu vượt tại các nút giao Nguyễn Văn Cừ-Nguyễn Sơn, Chùa Bộc-Phạm Ngọc Thạch và tiếp tục nghiên cứu lập dự án xây dựng cầu vượt tại một số nút giao thông hay xảy ra ùn tắc khác.
Đây là cây cầu vượt nhẹ thứ ba sau hai cầu vượt Tây Sơn-Chùa Bộc-Thái Hà và Láng Hạ-Huỳnh Thúc Kháng-Thái Hạ. Cầu được đưa vào sử dụng nhằm mục đích giảm ùn tắc giao thông tại các ngã tư của Hà Nội.
Cầu vượt nhẹ Lê Văn Lương-Láng Hạ có tổng chiều dài 315,5m, rộng 9m. Cầu được thiết kế với tải trọng nhẹ, dầm hộp thép liên hợp bản bê tông cốt thép, kết hợp phục vụ xe buýt nhanh BRT với tổng mức đầu tư trên 205,6 tỷ đồng.
Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Xuân Tân, việc hoàn thành công trình cầu đưa vào khai thác đã khẳng định ưu điểm vượt trội của loại hình kết cấu này do thời gian thi công nhanh, phù hợp với yêu cầu tổ chức giao thông trong nội đô là loại phương tiện tải trọng nhẹ, nhanh chóng giảm ùn tắc giao thông đồng thời giữ được cảnh quan đô thị.
Thời gian tới, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai một số công trình cầu vượt kết cấu thép tại các nút giao thông trọng yếu khác có mật độ giao thông lớn với tinh thần đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, thời gian thi công nhanh và đảm bảo an toàn.
Sau khi thông xe, các phương tiện tham gia giao thông qua cầu vượt Lê Văn Lương-Láng Hạ tuân thủ theo phương án phân luồng của Sở Giao thông Vận tải như sau: Các phương tiện xe con, xe máy, xe buýt lưu thông theo hướng từ đường Lê Văn Lương đến đường Láng Hạ và ngược lại qua khu vực nút giao sẽ ưu tiên lưu thông trên cầu vượt.
Các phương tiện từ Ngã Tư Sở đi Cầu Giấy và ngược lại qua khu vực nút sẽ theo tín hiệu đèn giao thông, biển báo trong nút để đi thẳng hoặc rẽ trái đi Lê Văn Lương, Láng Hạ. Các phương tiện được rẽ phải không phụ thuộc vào đèn tín hiệu. Đối với các phương tiện: xe tải, xe chuyên dùng, xe máy thi công, xe thô sơ, người đi bộ không được đi lên cầu vượt.
Cũng trong sáng 14/11, chào mừng đại hội công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Ban quản lý dự án giao thông đô thị tổ chức lễ gắn biển 2 công trình cầu Lạc Trung và cầu đi bộ Phạm Ngọc Thạch-Lương Định Của./.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phát lệnh thông xe và yêu cầu Sở Giao thông Vận tải, các đơn vị liên quan khẩn trương tiếp nhận quản lý, đưa vào khai thác hiệu quả công trình, khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu thông xe cầu vượt Nguyễn Chí Thanh-Láng vào ngày 12/12.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cũng yêu cầu các đơn vị chuẩn bị khởi công cầu vượt Đại Cồ Việt-Trần Khát Chân vào đầu năm 2013, triển khai xây dựng cầu vượt tại các nút giao Nguyễn Văn Cừ-Nguyễn Sơn, Chùa Bộc-Phạm Ngọc Thạch và tiếp tục nghiên cứu lập dự án xây dựng cầu vượt tại một số nút giao thông hay xảy ra ùn tắc khác.
Đây là cây cầu vượt nhẹ thứ ba sau hai cầu vượt Tây Sơn-Chùa Bộc-Thái Hà và Láng Hạ-Huỳnh Thúc Kháng-Thái Hạ. Cầu được đưa vào sử dụng nhằm mục đích giảm ùn tắc giao thông tại các ngã tư của Hà Nội.
Cầu vượt nhẹ Lê Văn Lương-Láng Hạ có tổng chiều dài 315,5m, rộng 9m. Cầu được thiết kế với tải trọng nhẹ, dầm hộp thép liên hợp bản bê tông cốt thép, kết hợp phục vụ xe buýt nhanh BRT với tổng mức đầu tư trên 205,6 tỷ đồng.
Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Xuân Tân, việc hoàn thành công trình cầu đưa vào khai thác đã khẳng định ưu điểm vượt trội của loại hình kết cấu này do thời gian thi công nhanh, phù hợp với yêu cầu tổ chức giao thông trong nội đô là loại phương tiện tải trọng nhẹ, nhanh chóng giảm ùn tắc giao thông đồng thời giữ được cảnh quan đô thị.
Thời gian tới, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai một số công trình cầu vượt kết cấu thép tại các nút giao thông trọng yếu khác có mật độ giao thông lớn với tinh thần đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, thời gian thi công nhanh và đảm bảo an toàn.
Sau khi thông xe, các phương tiện tham gia giao thông qua cầu vượt Lê Văn Lương-Láng Hạ tuân thủ theo phương án phân luồng của Sở Giao thông Vận tải như sau: Các phương tiện xe con, xe máy, xe buýt lưu thông theo hướng từ đường Lê Văn Lương đến đường Láng Hạ và ngược lại qua khu vực nút giao sẽ ưu tiên lưu thông trên cầu vượt.
Các phương tiện từ Ngã Tư Sở đi Cầu Giấy và ngược lại qua khu vực nút sẽ theo tín hiệu đèn giao thông, biển báo trong nút để đi thẳng hoặc rẽ trái đi Lê Văn Lương, Láng Hạ. Các phương tiện được rẽ phải không phụ thuộc vào đèn tín hiệu. Đối với các phương tiện: xe tải, xe chuyên dùng, xe máy thi công, xe thô sơ, người đi bộ không được đi lên cầu vượt.
Cũng trong sáng 14/11, chào mừng đại hội công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Ban quản lý dự án giao thông đô thị tổ chức lễ gắn biển 2 công trình cầu Lạc Trung và cầu đi bộ Phạm Ngọc Thạch-Lương Định Của./.
Tuyết Mai (TTXVN)