Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, các dự án trọng điểm Quốc gia trên địa bàn Thủ đô hiện nay như cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Hà Nôi – Thái Nguyên, cầu Nhật Tân, đường dẫn cầu Nhật Tân – sân bay Nội Bài vẫn chưa đạt kết quả thống nhất trong công tác giải phóng mặt bằng đã dẫn đến tiến độ chậm.
Thông tin trên được đưa ra trong buổi làm việc về tình hình phối hợp quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Hà Nội giữa Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Bị nhà thầu “phạt” vì tiến độ, mặt bằng
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, Bộ Giao thông và Hà Nội đã thường xuyên phối hợp, làm việc chặt chẽ tạo ra sự thống nhất, đồng bộ nên đã đạt hiệu quả trong quản lý Nhà nước, phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo an toàn giao thông.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trường cũng thừa nhận, công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa đạt kết quả thống nhất, bố trí các khu dân tái định cư chậm chưa hoàn thiện đã dẫn đến nhiều dự án bị ảnh hưởng đến tiến độ.
Cụ thể, tại đường nối cầu Nhật Tân – sân bay Nội Bài, cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Nội vẫn chưa giải phóng mặt bằng 328 hộ dân đất thổ cư trên địa bàn huyện Sóc Sơn, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật…
[QL 3 mới: Tiến độ “rùa” nhưng vẫn quyết thông xe?]
[Cầu Nhật Tân có về đích đúng hẹn vào năm 2014?]
“Công tác giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trên địa bàn là rất khó khăn, phức tạp liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở,” Thứ trưởng Trường bày tỏ quan điểm.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trường cũng thẳng thắn chỉ rõ, các dự án chậm tiến độ do Bộ Giao thông làm chủ đầu tư đã phải đến bù cho nhà thầu nước ngoài.
[ Các dự án bị “trói” vì mặt bằng: Đâu là lối thoát?]
Chứng minh cho vấn đề này, Thứ trưởng Trường đưa ra dẫn chứng, dự án cầu Nhật Tân đã phải đền bù 200 tỷ đồng cho nhà thầu Tokyu do chậm tiến độ 1,5 năm mà nguyên nhân chính là chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng. Dự án đường nối Nhật Tân – Nội Bài nếu chậm tiến độ và giải phóng mặt bằng rất có thể cũng lâm vào tính trạng này.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông, ba công trình dự án cầu Nhật Tân, dự án đường nối cầu Nhật Tân- sân bay Nội Bài và dự án nhà ga T2 Nội Bài sẽ được khánh thành đúng vào ngày 10/10/2014 nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô nhưng đến nay, có dự án đường nối Nhật Tân- Nội Bài tiến độ giải ngân giải phóng mặt bằng còn quá chậm.
Cụ thể, trong năm 2012, dự án này được bố trí 647 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng trong đó, vốn trái phiếu Chính phủ bố trí 147 tỷ đồng và 500 tỷ đồng do Bộ Giao thông bổ sung từ nguồn ngân sách Nhà nước ứng trước kế hoạch 2013. Tuy nhiên, đến nay, nguồn vốn này vẫn chưa có kế hoạch sử dụng.
Theo ông Trường, đến tháng 6/2013 mà chưa thực hiện giải ngân hết số vốn giải phóng mặt bằng được bố trí trên thì Bộ Giao thông sẽ thu hồi vốn.
Đẩy mạnh quy hoạch, huy động vốn
Bàn đến chuyện đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, lãnh đạo Bộ Giao thông và Thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các chủ đầu tư cần phải phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các Sở, ban ngành Thành phố, các quận huyện ngay từ khâu xác định chỉ giới, lập quy hoạch, thu hồi đất, giao đất cho đến việc tái định cư, công tác đền bù, hỗ trợ mặt bằng các tổ chức, cá nhân phải di dời đồng thời bàn giao hồ sơ cho các dự án phê duyệt đến các đơn vị liên quan để phối hợp thống nhất quản lý.
“Các dự án giao thông nếu đảm bảo đầy đủ các yếu tố về mặt bằng, bố trí đủ nguồn vốn đều có thể rút ngắn thời gian thi công từ 3 – 6 tháng sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn giao thông,” Thứ trưởng Trường khẳng định.
[ Đẩy nhanh xây nhà ga hành khách sân bay Nội Bài]
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đánh giá cao kết quả phối hợp giữa Bộ Giao thông với thành phố Hà Nội trong năm qua; đồng thời nhấn mạnh phải đẩy nhanh công tác quy hoạch giao thông thủ đô mà cụ thể là giải phóng mặt bằng và huy động nguồn vốn đối với các dự án.
Theo ông Nguyễn Thế Thảo, các dự án cầu vượt lắp ghép, đường vành đai 3 trên cao tiến độ được rút ngắn đã góp phần giải quyết ùn tắc giao thông làm thay đổi bộ mặt cảnh quan Thành phố.
Bên cạnh đó, ông Thảo cũng khẳng định, Hà Nội cần tăng cường công tác quản lý an toàn giao thông bởi sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân.
“Các dự án giao thông, cầu vượt lắp ghép không phải là báu vật hay bảo bối để giảm ùn tắc. Có làm bao nhiêu cầu vượt đi chăng nữa thì cũng không thể giải quyết được ùn tắc khi phương tiện gia tăng nhanh chóng,” ông Thảo thừa nhận thực tế này.
Ngoài ra, ông Nguyễn Thế Thảo cũng yêu cầu, các dự án trọng điểm quốc gia cần đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, bố trí vốn để cải tạo, nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc lộ trên địa bàn Thủ đô nhằm tạo sự gắn kết với các trục, tuyến cảng, hàng không…
Đề cập đến nguồn vốn và phương thức đầu tư đoạn Mai Dịch – Nội Bài, nút giao Quốc lộ 5, đường sắt trên cao, ông Thảo cho biết: “Nếu Bộ Giao thông Vận tải không thương thảo được với phía Nhật Bản thì Bộ giao cho Hà Nội để thành phố ký vốn làm đồng thời huy động nguồn vốn trong nước để đẩy nhanh tiến độ của dự án.”/.
Thông tin trên được đưa ra trong buổi làm việc về tình hình phối hợp quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Hà Nội giữa Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Bị nhà thầu “phạt” vì tiến độ, mặt bằng
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, Bộ Giao thông và Hà Nội đã thường xuyên phối hợp, làm việc chặt chẽ tạo ra sự thống nhất, đồng bộ nên đã đạt hiệu quả trong quản lý Nhà nước, phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo an toàn giao thông.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trường cũng thừa nhận, công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa đạt kết quả thống nhất, bố trí các khu dân tái định cư chậm chưa hoàn thiện đã dẫn đến nhiều dự án bị ảnh hưởng đến tiến độ.
Cụ thể, tại đường nối cầu Nhật Tân – sân bay Nội Bài, cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Nội vẫn chưa giải phóng mặt bằng 328 hộ dân đất thổ cư trên địa bàn huyện Sóc Sơn, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật…
[QL 3 mới: Tiến độ “rùa” nhưng vẫn quyết thông xe?]
[Cầu Nhật Tân có về đích đúng hẹn vào năm 2014?]
“Công tác giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trên địa bàn là rất khó khăn, phức tạp liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở,” Thứ trưởng Trường bày tỏ quan điểm.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trường cũng thẳng thắn chỉ rõ, các dự án chậm tiến độ do Bộ Giao thông làm chủ đầu tư đã phải đến bù cho nhà thầu nước ngoài.
[ Các dự án bị “trói” vì mặt bằng: Đâu là lối thoát?]
Chứng minh cho vấn đề này, Thứ trưởng Trường đưa ra dẫn chứng, dự án cầu Nhật Tân đã phải đền bù 200 tỷ đồng cho nhà thầu Tokyu do chậm tiến độ 1,5 năm mà nguyên nhân chính là chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng. Dự án đường nối Nhật Tân – Nội Bài nếu chậm tiến độ và giải phóng mặt bằng rất có thể cũng lâm vào tính trạng này.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông, ba công trình dự án cầu Nhật Tân, dự án đường nối cầu Nhật Tân- sân bay Nội Bài và dự án nhà ga T2 Nội Bài sẽ được khánh thành đúng vào ngày 10/10/2014 nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô nhưng đến nay, có dự án đường nối Nhật Tân- Nội Bài tiến độ giải ngân giải phóng mặt bằng còn quá chậm.
Cụ thể, trong năm 2012, dự án này được bố trí 647 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng trong đó, vốn trái phiếu Chính phủ bố trí 147 tỷ đồng và 500 tỷ đồng do Bộ Giao thông bổ sung từ nguồn ngân sách Nhà nước ứng trước kế hoạch 2013. Tuy nhiên, đến nay, nguồn vốn này vẫn chưa có kế hoạch sử dụng.
Theo ông Trường, đến tháng 6/2013 mà chưa thực hiện giải ngân hết số vốn giải phóng mặt bằng được bố trí trên thì Bộ Giao thông sẽ thu hồi vốn.
Đẩy mạnh quy hoạch, huy động vốn
Bàn đến chuyện đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, lãnh đạo Bộ Giao thông và Thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các chủ đầu tư cần phải phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các Sở, ban ngành Thành phố, các quận huyện ngay từ khâu xác định chỉ giới, lập quy hoạch, thu hồi đất, giao đất cho đến việc tái định cư, công tác đền bù, hỗ trợ mặt bằng các tổ chức, cá nhân phải di dời đồng thời bàn giao hồ sơ cho các dự án phê duyệt đến các đơn vị liên quan để phối hợp thống nhất quản lý.
“Các dự án giao thông nếu đảm bảo đầy đủ các yếu tố về mặt bằng, bố trí đủ nguồn vốn đều có thể rút ngắn thời gian thi công từ 3 – 6 tháng sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn giao thông,” Thứ trưởng Trường khẳng định.
[ Đẩy nhanh xây nhà ga hành khách sân bay Nội Bài]
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đánh giá cao kết quả phối hợp giữa Bộ Giao thông với thành phố Hà Nội trong năm qua; đồng thời nhấn mạnh phải đẩy nhanh công tác quy hoạch giao thông thủ đô mà cụ thể là giải phóng mặt bằng và huy động nguồn vốn đối với các dự án.
Theo ông Nguyễn Thế Thảo, các dự án cầu vượt lắp ghép, đường vành đai 3 trên cao tiến độ được rút ngắn đã góp phần giải quyết ùn tắc giao thông làm thay đổi bộ mặt cảnh quan Thành phố.
Bên cạnh đó, ông Thảo cũng khẳng định, Hà Nội cần tăng cường công tác quản lý an toàn giao thông bởi sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân.
“Các dự án giao thông, cầu vượt lắp ghép không phải là báu vật hay bảo bối để giảm ùn tắc. Có làm bao nhiêu cầu vượt đi chăng nữa thì cũng không thể giải quyết được ùn tắc khi phương tiện gia tăng nhanh chóng,” ông Thảo thừa nhận thực tế này.
Ngoài ra, ông Nguyễn Thế Thảo cũng yêu cầu, các dự án trọng điểm quốc gia cần đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, bố trí vốn để cải tạo, nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc lộ trên địa bàn Thủ đô nhằm tạo sự gắn kết với các trục, tuyến cảng, hàng không…
Đề cập đến nguồn vốn và phương thức đầu tư đoạn Mai Dịch – Nội Bài, nút giao Quốc lộ 5, đường sắt trên cao, ông Thảo cho biết: “Nếu Bộ Giao thông Vận tải không thương thảo được với phía Nhật Bản thì Bộ giao cho Hà Nội để thành phố ký vốn làm đồng thời huy động nguồn vốn trong nước để đẩy nhanh tiến độ của dự án.”/.
Việt Hùng (Vietnam+)