Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, theo Công ty tư vấn Tholons báo cáo trong năm 2012 về 100 thành phố hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm thì Hà Nội xếp ở vị trí số 21.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có tiềm năng cung cấp dịch vụ gia công phần mềm xuất khẩu. Chi phí lao động thấp, môi trường kinh doanh được cải thiện, lực lượng lao động có tay nghề là những lợi thế rõ rệt của Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng theo công ty này, thị trường gia công phần mềm thế giới đã gần bão hòa bởi sự tham gia mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Quốc (Theo Báo cáo ICT quốc tế 2012, hai nước này chiếm trên 90% thị trường gia công phần mềm quốc tế).
Tuy thị phần gia công phần mềm quốc tế còn lại không lớn nhưng việc Việt Nam tham gia được vào thị trường này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như doanh thu tương đối cao, tạo ra việc làm, có cơ hội cọ xát quốc tế, cập nhật công nghệ và rèn luyện năng lực cạnh tranh.
Đối với lĩnh vực nội dung số, người Việt Nam có những đức tính và kỹ năng phù hợp với phát triển nội dung số nên trong quy hoạch này, thành phố Hà Nội sẽ giành một mức ưu tiên phù hợp cho phát triển nội dung số phục vụ thị trường trong nước và quốc tế.
Thành phố Hà Nội sẽ tập trung phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin với mức ưu tiên cao nhất, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc tìm kiếm và chiếm lĩnh khoảng trống (gaps) trong thị trường dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu.
Hà Nội đang chú trọng và đẩy mạnh một số dự án khu công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin như khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội diện tích 32ha nằm trong tổng thể dự án Khu đô thị-Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (413ha) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hanel làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014; Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội có diện tích 36ha do Công ty cổ phần Him Lam chi nhánh Hà Nội làm chủ đầu tư, hiện trong quá trình triển khai.
Còn khu Công nghệ cao Hòa Lạc được xây dựng theo mô hình trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao với tổng diện tích 1.586ha, bao gồm các khu chức năng như công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và triển khai, công viên phần mềm, giáo dục và đào tạo, dịch vụ công nghệ cao...
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tính đến nay toàn thành phố thu hút được trên 340 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt trên 1.828,4 triệu USD.
Dự án đầu tư lớn nhất là của Canon Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) đầu tư sản xuất các loại máy in phun với số vốn 306 triệu USD tại khu công nghiệp Thăng Long; tiếp đến là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Meiko Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) với tổng vốn đầu tư lên tới 300 triệu USD tại Khu công nghiệp Thạch Thất-Quốc Oai./.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có tiềm năng cung cấp dịch vụ gia công phần mềm xuất khẩu. Chi phí lao động thấp, môi trường kinh doanh được cải thiện, lực lượng lao động có tay nghề là những lợi thế rõ rệt của Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng theo công ty này, thị trường gia công phần mềm thế giới đã gần bão hòa bởi sự tham gia mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Quốc (Theo Báo cáo ICT quốc tế 2012, hai nước này chiếm trên 90% thị trường gia công phần mềm quốc tế).
Tuy thị phần gia công phần mềm quốc tế còn lại không lớn nhưng việc Việt Nam tham gia được vào thị trường này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như doanh thu tương đối cao, tạo ra việc làm, có cơ hội cọ xát quốc tế, cập nhật công nghệ và rèn luyện năng lực cạnh tranh.
Đối với lĩnh vực nội dung số, người Việt Nam có những đức tính và kỹ năng phù hợp với phát triển nội dung số nên trong quy hoạch này, thành phố Hà Nội sẽ giành một mức ưu tiên phù hợp cho phát triển nội dung số phục vụ thị trường trong nước và quốc tế.
Thành phố Hà Nội sẽ tập trung phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin với mức ưu tiên cao nhất, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc tìm kiếm và chiếm lĩnh khoảng trống (gaps) trong thị trường dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu.
Hà Nội đang chú trọng và đẩy mạnh một số dự án khu công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin như khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội diện tích 32ha nằm trong tổng thể dự án Khu đô thị-Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (413ha) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hanel làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014; Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội có diện tích 36ha do Công ty cổ phần Him Lam chi nhánh Hà Nội làm chủ đầu tư, hiện trong quá trình triển khai.
Còn khu Công nghệ cao Hòa Lạc được xây dựng theo mô hình trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao với tổng diện tích 1.586ha, bao gồm các khu chức năng như công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và triển khai, công viên phần mềm, giáo dục và đào tạo, dịch vụ công nghệ cao...
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tính đến nay toàn thành phố thu hút được trên 340 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt trên 1.828,4 triệu USD.
Dự án đầu tư lớn nhất là của Canon Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) đầu tư sản xuất các loại máy in phun với số vốn 306 triệu USD tại khu công nghiệp Thăng Long; tiếp đến là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Meiko Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) với tổng vốn đầu tư lên tới 300 triệu USD tại Khu công nghiệp Thạch Thất-Quốc Oai./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)