Hà Nội tất bật chuẩn bị cho các hoạt động phục hồi du lịch

Nhiều sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn đang được xây dựng, nhiều chương trình kích cầu sẵn sàng tung ra, trên cơ sở đảm bảo an toàn tối đa cho du khách và những người hoạt động trong ngành du lịch.
Một số công ty lữ hành xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa một ngày khám phá Hà Nội và sản phẩm khám phá mùa Thu Hà Nội. (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)

Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư đã kéo dài tới 5 tháng và bước đầu có những tín hiệu đáng mừng trong việc kiểm soát ở Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, thành khác.

Mục tiêu của thành phố Hà Nội là bảo đảm chung sống một cách chủ động, an toàn với dịch COVID-19, do vậy việc xây dựng phương án cho quá trình khởi động lại hoạt động du lịch Thủ đô đang được ngành du lịch tính đến, để sớm thu hút khách du lịch trở lại.

Trong bối cảnh từ đầu năm đến nay, hoạt động du lịch gần như đình trệ, do vậy thời gian từ nay đến cuối năm, ngành du lịch Thủ đô cần phải nỗ lực hơn bao giờ hết.

Tập trung phát triển du lịch nội địa

Thời điểm này, hoạt động đón khách quốc tế chưa thể thực hiện được thì ngành du lịch nói chung, các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội nói riêng đang kỳ vọng vào thị trường khách nội địa.

Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đang xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các phương án chuẩn bị cho việc đón khách trở lại.

Nhiều sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn đang được xây dựng, nhiều chương trình kích cầu sẵn sàng tung ra, trên cơ sở đảm bảo an toàn tối đa cho du khách và những người hoạt động trong ngành du lịch.

[Du lịch nông nghiệp tạo thêm sức sống cho ngoại thành Hà Nội]

Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng cho hay đơn vị đang khảo sát các sản phẩm du lịch tại Hà Nội và một số địa phương an toàn trong phòng, chống dịch; nghiên cứu chính sách du lịch của các địa phương để thực hiện tour kết nối những điểm đến an toàn, xây dựng sản phẩm du lịch khép kín. Mục đích là để du khách có những trải nghiệm mới sau một thời gian gián đoạn du lịch nhưng vẫn đảm bảo an toàn tối đa.

Nhiều doanh nghiệp cũng đang khai thác lợi thế du lịch Hà Nội để xây dựng các sản phẩm đặc thù, hấp dẫn, trong đó chú trọng vào sản phẩm du lịch văn hóa.

Bà Trịnh Mỹ Nghệ, Giám đốc Công ty Du lịch quốc tế ITC, chia sẻ đơn vị phối hợp cùng một số công ty lữ hành xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa một ngày khám phá Hà Nội và sản phẩm khám phá mùa Thu Hà Nội.

Cũng theo bà Trịnh Mỹ Nghệ, nếu không có sản phẩm tốt rất khó thu hút được khách, đi cùng với đó phải nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để tạo sự đồng bộ, chuyên nghiệp.

Ngành Du lịch Hà Nội cũng tập trung ưu tiên nâng cao chất lượng các điểm đến du lịch văn hóa, di sản, làng nghề, làng cổ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh cho các khu, điểm du lịch.

Đồng thời, mở rộng hướng phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm và tổ chức sự kiện) gắn với đăng cai tổ chức các sự kiện lớn, tiêu biểu.

Sở Du lịch Hà Nội cũng đề nghị các đơn vị liên kết xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn, có tính chuyên biệt nhằm tạo những trải nghiệm mới, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch trong tình hình mới.

Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát, lây lan trở lại nên dù ngành Du lịch có tái khởi động trở lại thì việc đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, an toàn cho du khách và cả cộng đồng vẫn được ưu tiên hàng đầu.

Với các điểm đến du lịch, các đơn vị chủ quản thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị vật tư y tế, khử khuẩn toàn bộ điểm tham quan, yêu cầu nhân viên thực hiện quy trình hướng dẫn khách phòng, chống dịch.

Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám. (Ảnh: vanmieu.gov.vn)

Tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, công tác phòng, chống dịch luôn được quan tâm. Dung dịch sát khuẩn tay được bổ sung, đặt tại các điểm bán vé, cửa ra vào và các vị trí thuận lợi để du khách dễ thấy, dễ sử dụng khi mở cửa trở lại.

Trung tâm sẽ tăng cường bố trí nhân viên nhắc nhở du khách đeo khẩu trang đồng thời yêu cầu cán bộ, nhân viên nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho chính bản thân.

Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám, trung tâm luôn trong tâm thế sẵn sàng các điều kiện để phòng, chống dịch một cách tốt nhất, vừa để phục vụ khách tham quan trở lại, vừa đảm bảo an toàn cho cho khách và cán bộ, nhân viên trung tâm.

Để chuẩn bị tốt nhất cho việc khởi động lại hoạt động đón và phục vụ khách du lịch, Sở Du lịch Hà Nội đề nghị các tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm tham quan, các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 gắn với xây dựng và tuyên truyền điểm đến an toàn cho du khách.

Ngành Du lịch Hà Nội cũng tiếp tục triển khai xây dựng điểm đến, doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ đạt chuẩn bảo đảm an toàn, phòng chống dịch COVID-19.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết doanh nghiệp và du khách sẽ phải chủ động tuân thủ các quy trình, quy chuẩn, sản phẩm du lịch an toàn. Hiện nay, thành phố Hà Nội đang hoàn chỉnh kịch bản hoạt động kinh tế theo từng diễn biến dịch. Các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động du lịch cần bám sát các kịch bản này để hoạt động.

Ngành du lịch cũng kỳ vọng dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt trong thời gian tới, các hoạt động kinh tế-xã hội được phục hồi trong trạng thái "bình thường mới."

Lúc đó, ngành du lịch Thủ đô tái khởi động trở lại, xóa tình trạng "đóng băng" kéo dài trong thời gian vừa qua, vừa để phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách, vừa mang lại nguồn thu cho cho ngành kinh tế tổng hợp vốn bị ảnh hưởng nặng nề trước đó./.

Rất đông người dân đã có mặt ở khu vực hồ Hoàn Kiếm ngay sau khi thành phố Hà Nội cho phép có thể hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ghi nhận trong sáng 28/9, khu vực hồ Hoàn Kiếm trở nên sôi động sau khi chính quyền thành phố cho phép các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời được hoạt động trở lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tất nhiều người dân Thủ đô đã ra khỏi nhà từ sáng sớm để tập thể dục. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các khu công viên, bờ hồ vắng vẻ trong hơn 2 tháng qua đã nhộn nhịp trở lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một số người dân cho biết, họ đã bắt đầu đi tập thể dục từ 4 giờ sáng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Số đông người dân đi tập thể dục đều có ý thức chấp hành việc đeo khẩu trang và giãn cách theo quy định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời được cho phép tuy nhiên vẫn phải đảm bảo giãn cách. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lực lượng chức năng cũng đã gỡ rào chắn khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm cho người dân đi lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thực tế ghi nhận ở khu vực hồ Hoàn Kiếm vào thời điểm 6 giờ sáng rất đông người đi tập thể dục. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thành phố Hà Nội cho phép hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, lực lượng chức năng không cho người dân tụ tập hoạt động thể dục thể thao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Việc cho phép hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời của thành phố nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao sức khoẻ của nhân dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy nhiên, với số lượng người dân đổ về các khu vực vườn hoa, công viên rất đông rất có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thông điệp 5K trên các tấm pano, áp phích vẫn còn nguyên giá trị. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân cần tuân thủ nghiêm túc những chỉ dẫn của cơ quan chức năng để phòng ngừa dịch bệnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lực lượng chức năng cũng tiến hành ra quân nhắc nhở người dân phải tuân thủ quy định như đeo khẩu trang, không tụ tập quá 10 người. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tới khoảng 7 giờ sáng, khu vực hồ Hoàn Kiếm vẫn rất đông người dân đi tập thể dục. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục