Hà Nội tập trung tiêu nước, chống ngập trong các trận mưa tiếp theo
Mạnh Khánh
Các bộ phận vận hành cửa phai, trạm bơm đầu mối để hạ mực nước trên hệ thống theo đúng quy trình; triển khai lực lượng ứng trực, giải quyết thoát nước, tua vớt rác tại miệng thu trên địa bàn.
Nhiều khu vực ghi nhận lượng mưa từ 30-80mm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trước diễn biến mưa lớn có thể tiếp tục gây úng ngập cục bộ, ngập nặng tại một số nơi, bà Nguyễn Việt Hương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội, cho biết đơn vị yêu cầu các bộ phận, xí nghiệp trực thuộc tập trung nhân lực tiêu nước chống ngập trong trận mưa tiếp theo xảy ra trên địa bàn thành phố.
Đối với lưu vực Tô Lịch, Công ty yêu cầu các bộ phận vận hành các cửa phai, trạm bơm đầu mối để hạ mực nước trên hệ thống theo đúng quy trình; triển khai lực lượng ứng trực, giải quyết thoát nước, tua vớt rác tại miệng thu trên toàn địa bàn quản lý.
Trạm bơm Yên Sở vận hành tối đa công suất với 20/20 bơm. Đối với lưu vực sông Nhuệ, Công ty đang vận hành tối đa công suất các trạm bơm Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế… Đồng thời, Công ty chủ động liên hệ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố đề nghị vận hành Trạm bơm Yên Nghĩa hạ mực nước Sông Nhuệ đảm bảo thoát nước khu vực Tả Nhuệ. Các đơn vị thủy lợi vận hành Trạm bơm Đào Nguyên, Cầu Sa giải quyết cho hầm chui số 5,6 Đại lộ Thăng Long.
Ở lưu vực Bắc Hồng, mặc dù không xuất hiện điểm úng ngập nhưng hiện mực nước trên Sông Cầu Bây ở ngưỡng cao (tại đập Trại Lợn là 3,86m), tiềm ẩn nguy cơ ngập úng trên địa bàn quận Long Biên, Công ty bố trí lực lượng ứng trực sẵn sàng giải quyết sự cố phát sinh.
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết từ thời điểm 8-9 giờ ngày 28/9, mưa lớn với lượng mưa trung bình từ 50-100mm kết hợp mực nước trên hệ thống đang ở ngưỡng cao do ảnh hưởng trận mưa ngày 27/9, tại thời điểm 11 giờ cùng ngày, địa bàn thành phố xuất hiện úng ngập tại các điểm như Thụy Khuê, Khu đô thị Resco, Hoa Bằng, Dương Đình Nghệ-Keangnam, Phan Văn Trường, Trần Bình, Nguyễn Chính, Huỳnh Thúc Kháng, Vương Thừa Vũ, Bùi Xương Trạch, Tố Hữu, khu vực hầm chui 3,5,9+656 Đại lộ Thăng Long, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Xiển, Triều Khúc, Quang Trung, Tô Hiệu (Hà Đông)...
Do mưa ngập, giao thông đi lại khó khăn, xảy ra ùn tắc tại một số tuyến phố. Một số phương tiện bị ngập nước, chết máy, không thể di chuyển, phải nhờ đến phương tiện cứu hộ.
Qua đo mưa, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội nhận thấy quận Hoàng Mai có lượng mưa lớn nhất, tính đến 11 giờ ngày 28/9 là 123 mm; quận Hà Đông 124,4mm; quận Thanh Xuân 91,2mm; Nam Từ Liêm 89,8 mm; Cầu Giấy 76,7mm… Mực nước sông Tô Lịch (tại đập Thanh Liệt) là 5,3m, sông Nhuệ (tại Trạm bơm Đồng Bông 1) là 5,1m.
Theo dự báo, địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi lớn hơn, nguy cơ cao ngập úng./.
Theo ghi nhận của phóng viên, cơn mưa lớn sáng 28/9 đã khiến một số tuyến đường trên địa bàn Thủ đô như Mễ Trì, Tố Hữu, Trường Chinh, Nguyễn Trãi... rơi vào trạng thái ùn tắc kéo dài.
Rạng sáng 27/3 tại xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, trong lúc mưa đang rất to thì lũ ống mang theo bùn đất bất ngờ tràn về, nước lũ nhanh chóng dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập sâu đến tận mái.
Mưa lớn vào đầu giờ sáng 28/9 gây ra tình trạng ngập úng trên nhiều tuyến phố khiến một số phương tiện di chuyển khó khăn, nhiều người điều khiển xe máy phải dừng lại do xe bị chết máy.
Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, Chống Thiên tai, các địa phương khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ không được lơ là, chủ quan, triển khai có hiệu quả công tác ứng phó hậu quả mưa lũ .
Chính quyền địa phương đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển tạm thời người và tài sản đến nơi an toàn, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý khắc phục.
Một cây phượng có đường kính thân khoảng 35-40cm, dài khoảng 10m, bị gãy đổ trong cơn mưa dông, đè lên 2 chiếc ôtô đang đỗ, phần thân cây bị đổ nằm chắn ngang phố Hàn Thuyên.