Ngày 27/2, tức 14 tháng Giêng âm lịch, các đền, chùa, miếu, phủ đâu đâu cũng tấp nập người vào ra. Đi lễ rằm tháng Giêng đã trở thành phong tục đẹp đầu Xuân, thu hút không chỉ những người lớn tuổi mà cả nam thanh nữ tú.
Theo Phật giáo, ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng là ngày của Phật. Rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên của năm, nhiều người tin rằng ngày này Đức Phật sẽ giáng tại các chùa, chứng độ lòng thành của phật tử, nên mới có câu “Lễ Tết quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng.”
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nhiều năm nay, bà Lê Bích Quế, ở ngõ chợ Khâm Thiên và bà Nguyễn Thị Yến ở ngõ Tứ Liên, quận Tây Hồ luôn giữ thói quen đi lễ rằm tháng Giêng bắt đầu từ đền Bạch Mã.
Đầu Xuân đến lễ đền Bạch Mã, với bà Yến, đó là cách thể hiện tình yêu Hà Nội.
Đứng lặng ngắm nhìn ngôi đền thiêng, bà không nén nổi xúc động: "Dù đi đâu thì đến ngày rằm tháng Giêng tôi cũng về đi lễ đền Bạch Mã, cầu mong sự an lành". Rồi bà thích thú đọc hai câu thơ tâm đắc về đền Bạch Mã: "Lửa đốt ba lần không cháy tới/Cuồng phong mấy đận chẳng ngả nghiêng."
Còn với bà Quế, dù đã qua tuổi 60, bà vẫn nhớ như in lời dạy của cha mẹ năm xưa là Hà Nội có 4 ngôi đền thiêng (Thăng Long tứ trấn) gồm đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Voi Phục và đền Quán Thánh; đầu Xuân không đi lễ đâu xa, phải đến lễ ở 4 ngôi đền này trước tiên.
Rời ngôi đền thiêng trong khu phố cổ sầm uất, chúng tôi đến Phủ Tây Hồ, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, nằm giữa dạt dào sóng nước hồ Tây.
Phủ Tây Hồ nổi tiếng là điểm hành hương của du khách bốn phương mỗi độ Xuân về. Phủ thờ bà chúa Liễu Hạnh, trong tứ Thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Qua câu chuyện của ông Trương Công Đức, Trưởng Ban quản lý Phủ Tây Hồ về cuộc tao ngộ văn chương giữa Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan và bà chúa Liễu Hạnh, chúng tôi hiểu vì sao những người đang yêu, đặc biệt là phụ nữ lại thích đến đây để cầu duyên và những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình, nhất là dịp Xuân mới.
Khởi hành từ Thái Nguyên lúc 7 giờ sáng, chị Nguyễn Thị Liên làm việc tại Bách hóa Trung tâm thành phố Thái Nguyên cho biết năm nào chị cũng dành thời gian đi lễ đền, lễ chùa đầu Xuân.
Đến Hà Nội, về Phủ Tây Hồ, chị và 7 chị em trong đoàn đều vui, tư tưởng thoải mái vì cung cách tổ chức văn minh, lịch sự của khu di tích đẹp vào bậc nhất Hà Nội này.
"Đi lễ Phủ các năm trước, chị em còn thấy lo lo, năm nay thì yên tâm hơn nhiều, bởi an ninh trật tự tốt hơn, khách hành hương đông nhưng không chen lấn xô đẩy, các ban thờ không còn cảnh hương khói mù mịt như trước", chị Liên cho biết.
Trưởng Ban quản lý Phủ Tây Hồ cho hay hơn chục ngày qua, Phủ đã đón gần 9 vạn lượt khách. Năm nay, công tác tổ chức, an ninh trật tự tại Phủ Tây Hồ có nhiều điểm mới. Từ trước Tết, chính quyền địa phương và ban quản lý Phủ đã xây dựng kế hoạch phối hợp, phân công từng đầu việc cụ thể, từ lập phương án phân luồng giao thông, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, đến chọn người trông giữ xe đạp xe máy, bố trí bảo vệ, cắt cử người hướng dẫn khách khi lễ tại các cung, tòa, khu vực ngoài sân Phủ. Nhờ đó, hiện tượng móc túi, chôm chỉa đồ lễ của khách đã giảm hẳn.
Ban quản lý Phủ đã phối hợp cùng lực lượng chức năng bắt 10 đối tượng trộm cắp và chuyển trả 40 trường hợp (trong gần 60 trường hợp) bị kẻ gian lợi dụng móc túi.
Dịp xuân này, Ban quản lý Phủ Tây Hồ cũng đề ra mục tiêu vận động không hầu bóng-không cúng mã-không lễ hộ-không xóc thẻ-không ăn mày ăn xin-không sư khất thực, thực hiện tốt nếp sống văn minh tại khu vực Phủ.
Cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, ngày rằm tháng Giêng, nhiều khách hành hương không quên đến cầu phúc tại chùa Bồ Đề ở quận Long Biên, với mong muốn chia sẻ cùng các ni sư nghĩa cử cao đẹp, mang niềm vui đến cho những trẻ mồ côi, tật nguyền khốn khó và những người già cô đơn.
Chùa Bồ Đề hiện đang nuôi dưỡng gần 70 trẻ em hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 50 trẻ sơ sinh và hơn chục cụ già không nơi nương tựa, người cao tuổi nhất cũng hơn 90. Mỗi người là mỗi số phận, với những niềm đau khác nhau.
Ngày rằm tháng Giêng, những nén hương thơm vẫn tiếp tục được thắp lên trên ban thờ Phật, ban thờ Thánh Thần và bàn thờ gia tiên ở các gia đình.
Trong hương khói ngày rằm, những ước vọng đẹp về một năm mới an lành, hạnh phúc, những nghĩa cử đẹp về lòng hiếu thuận với cha mẹ, vì cuộc sống cộng đồng như hòa quyện, để đạo và đời tiếp tục song hành làm đẹp thêm cuộc sống muôn màu./.
Theo Phật giáo, ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng là ngày của Phật. Rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên của năm, nhiều người tin rằng ngày này Đức Phật sẽ giáng tại các chùa, chứng độ lòng thành của phật tử, nên mới có câu “Lễ Tết quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng.”
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nhiều năm nay, bà Lê Bích Quế, ở ngõ chợ Khâm Thiên và bà Nguyễn Thị Yến ở ngõ Tứ Liên, quận Tây Hồ luôn giữ thói quen đi lễ rằm tháng Giêng bắt đầu từ đền Bạch Mã.
Đầu Xuân đến lễ đền Bạch Mã, với bà Yến, đó là cách thể hiện tình yêu Hà Nội.
Đứng lặng ngắm nhìn ngôi đền thiêng, bà không nén nổi xúc động: "Dù đi đâu thì đến ngày rằm tháng Giêng tôi cũng về đi lễ đền Bạch Mã, cầu mong sự an lành". Rồi bà thích thú đọc hai câu thơ tâm đắc về đền Bạch Mã: "Lửa đốt ba lần không cháy tới/Cuồng phong mấy đận chẳng ngả nghiêng."
Còn với bà Quế, dù đã qua tuổi 60, bà vẫn nhớ như in lời dạy của cha mẹ năm xưa là Hà Nội có 4 ngôi đền thiêng (Thăng Long tứ trấn) gồm đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Voi Phục và đền Quán Thánh; đầu Xuân không đi lễ đâu xa, phải đến lễ ở 4 ngôi đền này trước tiên.
Rời ngôi đền thiêng trong khu phố cổ sầm uất, chúng tôi đến Phủ Tây Hồ, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, nằm giữa dạt dào sóng nước hồ Tây.
Phủ Tây Hồ nổi tiếng là điểm hành hương của du khách bốn phương mỗi độ Xuân về. Phủ thờ bà chúa Liễu Hạnh, trong tứ Thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Qua câu chuyện của ông Trương Công Đức, Trưởng Ban quản lý Phủ Tây Hồ về cuộc tao ngộ văn chương giữa Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan và bà chúa Liễu Hạnh, chúng tôi hiểu vì sao những người đang yêu, đặc biệt là phụ nữ lại thích đến đây để cầu duyên và những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình, nhất là dịp Xuân mới.
Khởi hành từ Thái Nguyên lúc 7 giờ sáng, chị Nguyễn Thị Liên làm việc tại Bách hóa Trung tâm thành phố Thái Nguyên cho biết năm nào chị cũng dành thời gian đi lễ đền, lễ chùa đầu Xuân.
Đến Hà Nội, về Phủ Tây Hồ, chị và 7 chị em trong đoàn đều vui, tư tưởng thoải mái vì cung cách tổ chức văn minh, lịch sự của khu di tích đẹp vào bậc nhất Hà Nội này.
"Đi lễ Phủ các năm trước, chị em còn thấy lo lo, năm nay thì yên tâm hơn nhiều, bởi an ninh trật tự tốt hơn, khách hành hương đông nhưng không chen lấn xô đẩy, các ban thờ không còn cảnh hương khói mù mịt như trước", chị Liên cho biết.
Trưởng Ban quản lý Phủ Tây Hồ cho hay hơn chục ngày qua, Phủ đã đón gần 9 vạn lượt khách. Năm nay, công tác tổ chức, an ninh trật tự tại Phủ Tây Hồ có nhiều điểm mới. Từ trước Tết, chính quyền địa phương và ban quản lý Phủ đã xây dựng kế hoạch phối hợp, phân công từng đầu việc cụ thể, từ lập phương án phân luồng giao thông, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, đến chọn người trông giữ xe đạp xe máy, bố trí bảo vệ, cắt cử người hướng dẫn khách khi lễ tại các cung, tòa, khu vực ngoài sân Phủ. Nhờ đó, hiện tượng móc túi, chôm chỉa đồ lễ của khách đã giảm hẳn.
Ban quản lý Phủ đã phối hợp cùng lực lượng chức năng bắt 10 đối tượng trộm cắp và chuyển trả 40 trường hợp (trong gần 60 trường hợp) bị kẻ gian lợi dụng móc túi.
Dịp xuân này, Ban quản lý Phủ Tây Hồ cũng đề ra mục tiêu vận động không hầu bóng-không cúng mã-không lễ hộ-không xóc thẻ-không ăn mày ăn xin-không sư khất thực, thực hiện tốt nếp sống văn minh tại khu vực Phủ.
Cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, ngày rằm tháng Giêng, nhiều khách hành hương không quên đến cầu phúc tại chùa Bồ Đề ở quận Long Biên, với mong muốn chia sẻ cùng các ni sư nghĩa cử cao đẹp, mang niềm vui đến cho những trẻ mồ côi, tật nguyền khốn khó và những người già cô đơn.
Chùa Bồ Đề hiện đang nuôi dưỡng gần 70 trẻ em hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 50 trẻ sơ sinh và hơn chục cụ già không nơi nương tựa, người cao tuổi nhất cũng hơn 90. Mỗi người là mỗi số phận, với những niềm đau khác nhau.
Ngày rằm tháng Giêng, những nén hương thơm vẫn tiếp tục được thắp lên trên ban thờ Phật, ban thờ Thánh Thần và bàn thờ gia tiên ở các gia đình.
Trong hương khói ngày rằm, những ước vọng đẹp về một năm mới an lành, hạnh phúc, những nghĩa cử đẹp về lòng hiếu thuận với cha mẹ, vì cuộc sống cộng đồng như hòa quyện, để đạo và đời tiếp tục song hành làm đẹp thêm cuộc sống muôn màu./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)