Từ nay đến năm 2015, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ phát triển hàng loạt các dự án hạ tầng cho xe buýt.
Việc phát triển bao gồm xây dựng thêm các điểm trung chuyển xe tại huyện Đông Anh, thị xã Sơn Tây và bến xe Yên Nghĩa, nâng tổng số tuyến xe buýt nội đô từ 65 tuyến lên thành 77 tuyến, đáp ứng nhu cầu đi lại của hơn 770 triệu lượt khách/năm.
Ngoài ra, Sở cũng sẽ xây dựng trung tâm điều hành vận tải hành khách công cộng tại bến xe Kim Mã, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến xe buýt nhanh, khối lượng lớn từ bến xe Yên Nghĩa đến Bến xe Kim Mã.
Theo nhận định của ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trong 5 năm tới, xe buýt vẫn đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ vận tải hành khách công cộng.
Hiện các dự án đường sắt ngầm, nổi trên điạ bàn Hà Nội mới đang trong giai đoạn khởi công hoặc chuẩn bị đầu tư nhanh nhất phải đến năm 2016 mới có thể đưa vào hoạt động tuyến đường sắt đô thị đầu tiên, Nhổn-Ga Hà Nội để giải quyết vấn đề đi lại cho người dân.
Để tiếp tục phát triển xe buýt, trong giai đoạn này, thành phố Hà Nội cần ưu tiên tạo quỹ đất phát triển hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt. Về cơ bản, hạ tầng xe buýt hiện nay đã đáp ứng được dịch vụ của các đơn vị vận hành, góp phần nâng cao số lượng hành khách đi xe buýt hàng năm.
Hiện Hà Nội có khoảng hơn 1.000 điểm dừng đỗ xe buýt ở nội, ngoại thành, phục vụ hơn 10.000 lượt xe buýt/ngày với hơn 1 triệu lượt hành khách vận chuyển.
Ngoài 2 điểm trung chuyển xe buýt tại Long Biên và Cầu Giấy, tới đây, Sở Giao thông Vận tải tiếp tục xây dựng một điểm trung chuyển buýt tại đường Hoàng Quốc Việt có quy mô tương tự bằng nguồn kinh phí do Chính phủ Pháp tài trợ./.
Việc phát triển bao gồm xây dựng thêm các điểm trung chuyển xe tại huyện Đông Anh, thị xã Sơn Tây và bến xe Yên Nghĩa, nâng tổng số tuyến xe buýt nội đô từ 65 tuyến lên thành 77 tuyến, đáp ứng nhu cầu đi lại của hơn 770 triệu lượt khách/năm.
Ngoài ra, Sở cũng sẽ xây dựng trung tâm điều hành vận tải hành khách công cộng tại bến xe Kim Mã, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến xe buýt nhanh, khối lượng lớn từ bến xe Yên Nghĩa đến Bến xe Kim Mã.
Theo nhận định của ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trong 5 năm tới, xe buýt vẫn đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ vận tải hành khách công cộng.
Hiện các dự án đường sắt ngầm, nổi trên điạ bàn Hà Nội mới đang trong giai đoạn khởi công hoặc chuẩn bị đầu tư nhanh nhất phải đến năm 2016 mới có thể đưa vào hoạt động tuyến đường sắt đô thị đầu tiên, Nhổn-Ga Hà Nội để giải quyết vấn đề đi lại cho người dân.
Để tiếp tục phát triển xe buýt, trong giai đoạn này, thành phố Hà Nội cần ưu tiên tạo quỹ đất phát triển hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt. Về cơ bản, hạ tầng xe buýt hiện nay đã đáp ứng được dịch vụ của các đơn vị vận hành, góp phần nâng cao số lượng hành khách đi xe buýt hàng năm.
Hiện Hà Nội có khoảng hơn 1.000 điểm dừng đỗ xe buýt ở nội, ngoại thành, phục vụ hơn 10.000 lượt xe buýt/ngày với hơn 1 triệu lượt hành khách vận chuyển.
Ngoài 2 điểm trung chuyển xe buýt tại Long Biên và Cầu Giấy, tới đây, Sở Giao thông Vận tải tiếp tục xây dựng một điểm trung chuyển buýt tại đường Hoàng Quốc Việt có quy mô tương tự bằng nguồn kinh phí do Chính phủ Pháp tài trợ./.
Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+)