Theo tiến sỹ Vũ Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Da Liễu Hà Nội, khoảng 1 tháng trở lại đây, số bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do côn trùng trên địa bàn Hà Nội tăng đột biến.
Trung bình cứ 10 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Hà Nội thì có khoảng 2-3 bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc với côn trùng, số ca mắc bệnh này tăng khoảng 15- 20% so với cùng kỳ năm 2011.
Đáng chú ý, trong đó có nhiều ca viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang, một loại côn trùng bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội khoảng 1 tháng trở lại đây.
Bệnh nhân viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang có biểu hiện viêm, ngứa, sau đó là sưng nề, loét vết sưng ở các vùng da hở như mặt, cổ, cánh tay, vết nề này hết thì lại xuất hiện vết khác, rất ngứa ngáy, khó chịu.
Tiến sỹ Vũ Mạnh Hùng cho biết, hiện nay đang là “mùa dịch” vì thông thường hàng năm, cứ sau vụ gặt côn trùng như kiến ba khoang, bướm, thiêu thân... thường phát triển mạnh do chúng không có chỗ trú đậu lại bị thu hút bởi ánh sáng mạnh, nhất là ánh sáng đèn điện. Vì vậy, vào buổi tối, khi các phòng bật sáng điện sẽ thu hút côn trùng bay vào nhà. Chúng có thể bậu, bám trực tiếp vào người hay những đồ dùng cá nhân trong nhà.
Thời gian gần đây, Bệnh viện Da Liễu Hà Nội đã tiếp nhận khám và điều trị cho hàng trăm trường hợp bị viêm da tiếp xúc do côn trùng. Đây là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân.
Theo các chuyên gia y tế, đây là hiện tượng viêm da cấp tính do chất tiết của côn trùng, người dân cần chủ động phòng tránh tiếp xúc với côn trùng bằng cách thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng cá nhân, vào buổi tối khi bật điện sáng cần đóng kín cửa sổ hoặc buông rèm để không cho côn trùng bay vào nhà gây bệnh.
Tuyệt đối không được giết côn trùng bằng tay, không để da tiếp xúc với côn trùng, khi đã phát bệnh, người bệnh không nên sờ tay vào vùng thương tổn rồi lại chạm tay vào vùng da lành khác vì chất độc của côn trùng tại vùng viêm nhiễm bám vào vùng da mới gây bệnh.
Trường hợp bị dịch tiết của côn trùng dính vào người nên lấy nước sạch, nước muối, xà phòng rửa vùng có côn trùng đậu. Nếu đã bị bỏng da nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Giải thích về hiện tượng gia tăng bệnh viêm gia do tiếp xúc với côn trùng và cách phòng chống, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, loại côn trùng này không phải là loại mới có, nhưng có thể do điều kiện môi trường thuận lợi nên có xu thế gia tăng, nhất là vào khoảng thời gian các tháng 9, 10, 11 các côn trùng này vào mùa sinh sản.
Để phòng chống loại côn trùng này không nhất thiết phải dùng các dùng hóa chất mà có thể dùng các biện pháp thông thường như thường xuyên giữ vệ sinh nhà cửa, nếu nhà ở khu gần cánh đồng nên dùng cửa lưới, hạn chế ánh sáng gần cửa sổ, đóng cửa nếu cần, đêm ngủ nên dùng màn.
Kiến ba khoang không phải vectơ truyền bệnh, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền cách phòng tránh cho người dân, các trung tâm y tế, trạm y tế phường xã cũng theo dõi sát, tư vấn cho người dân, trong trường hợp cần thiết mới phải dùng đến hóa chất diệt côn trùng./.
Trung bình cứ 10 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Hà Nội thì có khoảng 2-3 bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc với côn trùng, số ca mắc bệnh này tăng khoảng 15- 20% so với cùng kỳ năm 2011.
Đáng chú ý, trong đó có nhiều ca viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang, một loại côn trùng bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội khoảng 1 tháng trở lại đây.
Bệnh nhân viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang có biểu hiện viêm, ngứa, sau đó là sưng nề, loét vết sưng ở các vùng da hở như mặt, cổ, cánh tay, vết nề này hết thì lại xuất hiện vết khác, rất ngứa ngáy, khó chịu.
Tiến sỹ Vũ Mạnh Hùng cho biết, hiện nay đang là “mùa dịch” vì thông thường hàng năm, cứ sau vụ gặt côn trùng như kiến ba khoang, bướm, thiêu thân... thường phát triển mạnh do chúng không có chỗ trú đậu lại bị thu hút bởi ánh sáng mạnh, nhất là ánh sáng đèn điện. Vì vậy, vào buổi tối, khi các phòng bật sáng điện sẽ thu hút côn trùng bay vào nhà. Chúng có thể bậu, bám trực tiếp vào người hay những đồ dùng cá nhân trong nhà.
Thời gian gần đây, Bệnh viện Da Liễu Hà Nội đã tiếp nhận khám và điều trị cho hàng trăm trường hợp bị viêm da tiếp xúc do côn trùng. Đây là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân.
Theo các chuyên gia y tế, đây là hiện tượng viêm da cấp tính do chất tiết của côn trùng, người dân cần chủ động phòng tránh tiếp xúc với côn trùng bằng cách thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng cá nhân, vào buổi tối khi bật điện sáng cần đóng kín cửa sổ hoặc buông rèm để không cho côn trùng bay vào nhà gây bệnh.
Tuyệt đối không được giết côn trùng bằng tay, không để da tiếp xúc với côn trùng, khi đã phát bệnh, người bệnh không nên sờ tay vào vùng thương tổn rồi lại chạm tay vào vùng da lành khác vì chất độc của côn trùng tại vùng viêm nhiễm bám vào vùng da mới gây bệnh.
Trường hợp bị dịch tiết của côn trùng dính vào người nên lấy nước sạch, nước muối, xà phòng rửa vùng có côn trùng đậu. Nếu đã bị bỏng da nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Giải thích về hiện tượng gia tăng bệnh viêm gia do tiếp xúc với côn trùng và cách phòng chống, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, loại côn trùng này không phải là loại mới có, nhưng có thể do điều kiện môi trường thuận lợi nên có xu thế gia tăng, nhất là vào khoảng thời gian các tháng 9, 10, 11 các côn trùng này vào mùa sinh sản.
Để phòng chống loại côn trùng này không nhất thiết phải dùng các dùng hóa chất mà có thể dùng các biện pháp thông thường như thường xuyên giữ vệ sinh nhà cửa, nếu nhà ở khu gần cánh đồng nên dùng cửa lưới, hạn chế ánh sáng gần cửa sổ, đóng cửa nếu cần, đêm ngủ nên dùng màn.
Kiến ba khoang không phải vectơ truyền bệnh, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền cách phòng tránh cho người dân, các trung tâm y tế, trạm y tế phường xã cũng theo dõi sát, tư vấn cho người dân, trong trường hợp cần thiết mới phải dùng đến hóa chất diệt côn trùng./.
Tuyết Mai (TTXVN)