Chiều 12/11, ông Vũ Tuấn Định, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội khẳng định không có dự án nào trong số hơn 244 đồ án, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai đợt 1 phải dừng hẳn.
Tuy nhiên, có 16 đồ án, dự án phải tạm dừng triển khai chờ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch chung Thủ đô).
Có tám khu cụm công nghiệp, làng nghề trong phạm vi phát triển đô thị khuyến khích chuyển đổi chức năng và sẽ xác định tính chất, chức năng sử dụng đất theo Quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch phân khu được duyệt; trong đó có một khu nhà ở Cầu Diễn, huyện Từ Liêm đang khai thác sử dụng hiện nằm trong hướng tuyến trục Hồ Tây-Ba Vì; một khu đô thị Mê Linh-Đại Thịnh được Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định tạm giao đất để giải phóng mặt bằng, hiện chưa lập Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Sáu dự án khác có vị trí trong phạm vi hành lang xanh, ngoài phạm vi phát triển đô thị hoặc ảnh hưởng bởi trục Hồ Tây-Ba Vì, đặc biệt là dự án khu đô thị Kim Chung-Di Trạch, huyện Hoài Đức ảnh hưởng bởi hướng tuyến đường 3,5 và trục Hồ Tây-Ba Vì.
Giải thích về dự án khu đô thị Kim Chung-Di Trạch, ông Vũ Tuấn Định cho biết theo đánh giá của Bộ Xây dựng, đây là dự án xếp loại 1b-có chủ trương của tỉnh nhưng chưa có quy hoạch chung huyện Hoài Đức được duyệt, đang tiến hành giải phóng mặt bằng, phù hợp định hướng quy hoạch vùng Hà Nội về tính chất và chức năng đô thị. Hình thái không gian kiến trúc trong quá trình thực hiện dự án sẽ điều chỉnh theo Quy hoạch chung Thủ đô để kết nối với các vùng đô thị liền kề.
Tuy nhiên, ông Vũ Tuấn Định cũng cho biết đến thời điểm hiện nay dự án này có ảnh hưởng bởi Quy hoạch chung Thủ đô đang trình duyệt có hướng tuyến đường 3,5 cắt qua phía Đông khu dự án, tuyến trục Hồ Tây-Ba Vì cắt ngang ở phía Nam dự án (phạm vi ảnh hưởng khoảng 30% quỹ đất).
Đồng thời, dự án này còn thiếu quỹ đất trường học, đất công trình giáo dục mầm non và phổ thông cơ sở cần bổ sung thêm gần 18.810m2; đất trường học phổ thông trung học cần thêm 1.820m2. Các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật mới chỉ đáp ứng cho khu đô thị mà chưa bố trí quỹ đất phục vụ các công trình công cộng cho khu vực xung quanh.
Về hướng xử lý đối với 16 dự án đang tạm dừng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội Vũ Tuấn Định cho biết sau khi Quy hoạch chung Hà Nội được Thủ tướng duyệt, thành phố sẽ triển khai quy hoạch phân khu và tiếp đó là quy hoạch chi tiết 1/500 của từng dự án.
Ông Định cũng cho biết sau gần ba năm triển khai công tác rà soát các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố, tới nay, công tác rà soát mới cơ bản hoàn thành.
Trong giai đoạn 1 và 2 của đợt I, đã có gần 100 đồ án, dự án được phép tiếp tục triển khai. Tới giai đoạn 3, trong tổng số gần 150 dự án, đồ án còn lại, liên ngành thành phố đề xuất có 55 dự án được triển khai tiếp, 75 dự án cần phải tiếp tục khớp nối về hạ tầng kỹ thuật, bổ sung các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội hoặc điều chỉnh cục bộ về quy hoạch và có 16 dự án tạm dừng để chờ Quy hoạch chung Thủ đô./.
Tuy nhiên, có 16 đồ án, dự án phải tạm dừng triển khai chờ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch chung Thủ đô).
Có tám khu cụm công nghiệp, làng nghề trong phạm vi phát triển đô thị khuyến khích chuyển đổi chức năng và sẽ xác định tính chất, chức năng sử dụng đất theo Quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch phân khu được duyệt; trong đó có một khu nhà ở Cầu Diễn, huyện Từ Liêm đang khai thác sử dụng hiện nằm trong hướng tuyến trục Hồ Tây-Ba Vì; một khu đô thị Mê Linh-Đại Thịnh được Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định tạm giao đất để giải phóng mặt bằng, hiện chưa lập Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Sáu dự án khác có vị trí trong phạm vi hành lang xanh, ngoài phạm vi phát triển đô thị hoặc ảnh hưởng bởi trục Hồ Tây-Ba Vì, đặc biệt là dự án khu đô thị Kim Chung-Di Trạch, huyện Hoài Đức ảnh hưởng bởi hướng tuyến đường 3,5 và trục Hồ Tây-Ba Vì.
Giải thích về dự án khu đô thị Kim Chung-Di Trạch, ông Vũ Tuấn Định cho biết theo đánh giá của Bộ Xây dựng, đây là dự án xếp loại 1b-có chủ trương của tỉnh nhưng chưa có quy hoạch chung huyện Hoài Đức được duyệt, đang tiến hành giải phóng mặt bằng, phù hợp định hướng quy hoạch vùng Hà Nội về tính chất và chức năng đô thị. Hình thái không gian kiến trúc trong quá trình thực hiện dự án sẽ điều chỉnh theo Quy hoạch chung Thủ đô để kết nối với các vùng đô thị liền kề.
Tuy nhiên, ông Vũ Tuấn Định cũng cho biết đến thời điểm hiện nay dự án này có ảnh hưởng bởi Quy hoạch chung Thủ đô đang trình duyệt có hướng tuyến đường 3,5 cắt qua phía Đông khu dự án, tuyến trục Hồ Tây-Ba Vì cắt ngang ở phía Nam dự án (phạm vi ảnh hưởng khoảng 30% quỹ đất).
Đồng thời, dự án này còn thiếu quỹ đất trường học, đất công trình giáo dục mầm non và phổ thông cơ sở cần bổ sung thêm gần 18.810m2; đất trường học phổ thông trung học cần thêm 1.820m2. Các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật mới chỉ đáp ứng cho khu đô thị mà chưa bố trí quỹ đất phục vụ các công trình công cộng cho khu vực xung quanh.
Về hướng xử lý đối với 16 dự án đang tạm dừng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội Vũ Tuấn Định cho biết sau khi Quy hoạch chung Hà Nội được Thủ tướng duyệt, thành phố sẽ triển khai quy hoạch phân khu và tiếp đó là quy hoạch chi tiết 1/500 của từng dự án.
Ông Định cũng cho biết sau gần ba năm triển khai công tác rà soát các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố, tới nay, công tác rà soát mới cơ bản hoàn thành.
Trong giai đoạn 1 và 2 của đợt I, đã có gần 100 đồ án, dự án được phép tiếp tục triển khai. Tới giai đoạn 3, trong tổng số gần 150 dự án, đồ án còn lại, liên ngành thành phố đề xuất có 55 dự án được triển khai tiếp, 75 dự án cần phải tiếp tục khớp nối về hạ tầng kỹ thuật, bổ sung các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội hoặc điều chỉnh cục bộ về quy hoạch và có 16 dự án tạm dừng để chờ Quy hoạch chung Thủ đô./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)