Bất chấp quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vế phí trông giữ xe, nhiều trường đại học vẫn “tự ý” đặt ra mức giá riêng của mình. Không chỉ tăng gấp 2-3 lần so với mức cho phép, thậm chí nhiều nơi, các trường còn tự nghĩ ra những kiểu tận thu phí trông xe không giống ai. Giá một đằng, thu một nẻo Phản ánh với Vietnam+, nhiều sinh viên của các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia, Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân… đều tỏ ra bức xúc với giá thu tiền trông giữ xe. Cụ thể, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mặc dù có bảng thông báo rất rõ ràng ghi giá vé là 1.000 đồng/ xe máy nhưng nhân viên bảo vệ vẫn thu mức giá gấp tới 3 lần so với quy định. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Theo phản ánh của các bạn sinh viên, trên giá vé gửi xe ghi rõ giá vé gửi xe là 1.000 đồng/ xe/ lượt nhưng đến khi trả tiền, các bạn sinh viên vẫn phải trả gấp đôi, thậm chí gấp ba lần với lý do: Tiền gửi mũ bảo hiểm. Bạn Ngọc Diệp (Sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết: “Dù cảm thấy rất bực mình nhưng không muốn đôi co, mất thời gian nên các bạn sinh viên đều trả tiền gửi xe theo yêu cầu của bảo vệ. Với mỗi người thì 1.000 đồng không phải là số tiền lớn; nhưng với nhiều người gộp lại, số tiền đó không hề nhỏ.” Kỳ lạ hơn nữa, một số trường còn tự đặt ra những quy định "không giống ai" trong việc trông giữ xe của mình. Điển hình, tại Đại học Thương mại, nhân viên trông giữ xe tự “phân loại” xe để chia thành các mức giá tiền khác nhau. Cụ thể, đối với xe ga, giá cho mỗi lần trông giữ được “nâng” lên tới 4.000 đồng/lượt. Xe số thì “nhẹ nhàng” hơn nhưng cũng "vượt khung" với mức giá 3.000 đồng. Lý giải về sự khác biệt này, nhân viên trông xe tại trường này cho hay: Các loại xe ga có kích cỡ “cồng kềnh” hơn và thường có giá đắt hơn nên giá gửi xe cũng phải đắt hơn. “Nếu mất, giá tiền đền xe ga sẽ lớn hơn nên thu phí cao hơn là đương nhiên,” nhân viên này khẳng định. Lạ lùng hơn nữa, trường Đại học Thương mại còn cho treo tấm biển với nội dung: Không nhận tiền 500 đồng khi trông giữ xe.! Hà P. (sinh viên năm thứ nhất) bức xúc: “Tăng giá xe đã không hợp lý, nay lại không nhận tiền 500 đồng trong khi đồng tiền này vẫn được lưu thông. Đây là điều rất khó chấp nhận.”
Cùng “cha,” khác giá Không chỉ thu phí gửi xe cao hơn so với mức ghi trên vé mà ở một số trường đại học trên địa bàn Hả Nội, giá vé gửi xe tại các bãi khác nhau cũng có sự khác biệt, mặc dù có chung một nhà thầu. Theo phản ánh của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tại trường này, phí gửi xe có sự chênh lệch rõ rệt. Cụ thể, tại khu vực cổng chính, mỗi xe máy gửi sẽ mất 3.000 đồng/lượt, xe đạp là 1.000 đồng/lượt. Tuy nhiên, tại cổng Ký túc xá, giá trông xe lại được nâng lên thàng 4.000 đồng và 2.000 đồng/lượt đối với 2 phương tiện kể trên. Khi thắc mắc với nhân viên trông giữ xe tại trường này, phóng viên được giải thích: “Theo quy định của nhà trường đã thống nhất với chủ thầu, nhà xe áp dụng các mức giá khác nhau với các đối tượng không phải là sinh viên trong trường, ví dụ như học viên cao học, học sinh ôn thi, khách…” Tuy nhiên, trong thực tế, dù là sinh viên trong hay ngoài trường vẫn “bị” thu với mức giá cao hơn so với quy định. Điều này khiến người gửi xe luôn trong trạng thái thắc mắc và khó hiểu. Tình trạng này cũng diễn ra tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội với các mức thu dành cho xe máy là 2.000 đồng/lượt tại khu B2 và 3.000 đồng/lượt tại các khu vực khác. Đại học Quốc gia Hà Nội, riêng khu B2 có giá gửi xe 2.000 đồng/lượt, còn lại các khu khác là 3.000 đồng/ lượt. T.N, một sinh viên của trường Sư phạm Hà Nội bức xúc: “Việc tăng giá gửi xe không đúng quy định là một hình thức lạm thu. Nhưng sinh viên chúng em không thể kiến nghị được với ai nên đành bất lực.”./.
Cùng “cha,” khác giá Không chỉ thu phí gửi xe cao hơn so với mức ghi trên vé mà ở một số trường đại học trên địa bàn Hả Nội, giá vé gửi xe tại các bãi khác nhau cũng có sự khác biệt, mặc dù có chung một nhà thầu. Theo phản ánh của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tại trường này, phí gửi xe có sự chênh lệch rõ rệt. Cụ thể, tại khu vực cổng chính, mỗi xe máy gửi sẽ mất 3.000 đồng/lượt, xe đạp là 1.000 đồng/lượt. Tuy nhiên, tại cổng Ký túc xá, giá trông xe lại được nâng lên thàng 4.000 đồng và 2.000 đồng/lượt đối với 2 phương tiện kể trên. Khi thắc mắc với nhân viên trông giữ xe tại trường này, phóng viên được giải thích: “Theo quy định của nhà trường đã thống nhất với chủ thầu, nhà xe áp dụng các mức giá khác nhau với các đối tượng không phải là sinh viên trong trường, ví dụ như học viên cao học, học sinh ôn thi, khách…” Tuy nhiên, trong thực tế, dù là sinh viên trong hay ngoài trường vẫn “bị” thu với mức giá cao hơn so với quy định. Điều này khiến người gửi xe luôn trong trạng thái thắc mắc và khó hiểu. Tình trạng này cũng diễn ra tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội với các mức thu dành cho xe máy là 2.000 đồng/lượt tại khu B2 và 3.000 đồng/lượt tại các khu vực khác. Đại học Quốc gia Hà Nội, riêng khu B2 có giá gửi xe 2.000 đồng/lượt, còn lại các khu khác là 3.000 đồng/ lượt. T.N, một sinh viên của trường Sư phạm Hà Nội bức xúc: “Việc tăng giá gửi xe không đúng quy định là một hình thức lạm thu. Nhưng sinh viên chúng em không thể kiến nghị được với ai nên đành bất lực.”./.
Theo Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, về việc thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô, giá vé trông giữ xe tại các trường Đại học, ban ngày là 500 đồng/lượt và ban đêm là 1.000 đồng/lượt đối với xe đạp; đối với xe máy là 1.000 đồng/lượt và ban đêm là 2.000 đồng/lượt.
Quyết định này cũng nói rõ: Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 106/2003/NĐ-CP. Cụ thể, với vi phạm về mức thu phí và lệ phí sẽ phải nộp tiền từ 2.000.0000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thu phí, lệ phí sai với mức phí, lệ phí niêm yết hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
|
Diệp Trương (Vietnam+)