Để hạn chế ùn tắc nội đô, thời gian tới, Hà Nội sẽ xây dựng cầu vượt lắp ghép tại một số nút giao lớn.
Trước mắt, cầu vượt lắp ghép sẽ được xây tại hai nút ngã tư, gồm nút giao giữa đường Huỳnh Thúc Kháng-Thái Hà với đường Láng Hạ, và ngã tư giao giữa đường Thái Hà-Chùa Bộc với đường Tây Sơn.
Dự kiến đầu tháng 11, phương án chính thức sẽ được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội trình thành phố và Chính phủ.
Phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Huy Khang - đại diện nhóm nghiên cứu phương án, cho rằng với yêu cầu là giải quyết cấp bách tình trạng ùn tắc giao thông tại hai nút trên với thời gian thực hiện gấp rút, khi xây dựng hạn chế ít nhất ảnh hưởng đến giao thông thì phương án xây cầu vượt nhẹ bằng thép được coi là phương án tối ưu.
Song ông Phạm Huy Khang cũng thừa nhận, đây chỉ là giải pháp tức thời chứ không phải lâu dài.
Ông Phạm Huy Khang nhấn mạnh theo kinh nghiệm từ Nhật Bản, cầu vượt nhẹ được làm hoàn toàn bằng thép, móng cọc vít thi công ép xoắn, số cọc ít đi, giá thành có cao hơn, nhưng đặc điểm thi công nhanh, sau khi không dùng nữa có thể tháo ra.
Tại Việt Nam, từ kinh nghiệm thực tế xây dựng cầu vượt cho người đi bộ, chúng ta nên áp dụng cho cầu vượt nhẹ xe cơ giới tại hai nút trên. Với phương tiện hiện nay trong vòng 4 tháng có thể thi công xong cầu với chiều dài 300m và giá thành dự tính khoảng hơn 150 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng cho rằng để hạn chế ùn tắc, ngoài hai nút giao thông trên, thời gian tới Hà Nội cần phải khảo sát, xây dựng thêm một số cầu vượt lắp ghép ở các nút tiếp theo như Láng Hạ-Lê Văn Lương hoặc Láng Hạ-Giảng Võ./.
Trước mắt, cầu vượt lắp ghép sẽ được xây tại hai nút ngã tư, gồm nút giao giữa đường Huỳnh Thúc Kháng-Thái Hà với đường Láng Hạ, và ngã tư giao giữa đường Thái Hà-Chùa Bộc với đường Tây Sơn.
Dự kiến đầu tháng 11, phương án chính thức sẽ được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội trình thành phố và Chính phủ.
Phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Huy Khang - đại diện nhóm nghiên cứu phương án, cho rằng với yêu cầu là giải quyết cấp bách tình trạng ùn tắc giao thông tại hai nút trên với thời gian thực hiện gấp rút, khi xây dựng hạn chế ít nhất ảnh hưởng đến giao thông thì phương án xây cầu vượt nhẹ bằng thép được coi là phương án tối ưu.
Song ông Phạm Huy Khang cũng thừa nhận, đây chỉ là giải pháp tức thời chứ không phải lâu dài.
Ông Phạm Huy Khang nhấn mạnh theo kinh nghiệm từ Nhật Bản, cầu vượt nhẹ được làm hoàn toàn bằng thép, móng cọc vít thi công ép xoắn, số cọc ít đi, giá thành có cao hơn, nhưng đặc điểm thi công nhanh, sau khi không dùng nữa có thể tháo ra.
Tại Việt Nam, từ kinh nghiệm thực tế xây dựng cầu vượt cho người đi bộ, chúng ta nên áp dụng cho cầu vượt nhẹ xe cơ giới tại hai nút trên. Với phương tiện hiện nay trong vòng 4 tháng có thể thi công xong cầu với chiều dài 300m và giá thành dự tính khoảng hơn 150 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng cho rằng để hạn chế ùn tắc, ngoài hai nút giao thông trên, thời gian tới Hà Nội cần phải khảo sát, xây dựng thêm một số cầu vượt lắp ghép ở các nút tiếp theo như Láng Hạ-Lê Văn Lương hoặc Láng Hạ-Giảng Võ./.
Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)