Sáng 11/7, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm với chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng cả năm đạt 10-10,5%.
Với quyết tâm không hạ chỉ tiêu kế hoạch này, Ủy ban Nhân dân thành phố đã đưa ra 8 nhóm giải pháp trọng tâm để khắc phục những yếu kém trong 6 tháng cuối năm; trong đó, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bằng việc tiếp tục tổ chức các buổi tiếp xúc doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm và duy trì tăng trưởng.
Thành phố giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, ưu tiên tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu và các mục tiêu an sinh xã hội.
Các chính sách an sinh xã hội, kế hoạch giảm nghèo, kế hoạch hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm, quan tâm đến các đối tượng chính sách sẽ được thành phố thực hiện hiệu quả.
Công tác quy hoạch, quản lý trật tự, xây dựng đô thị và xây dựng nông thôn mới được đẩy nhanh. Bên cạnh đó, Hà Nội tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
6 tháng qua, kinh tế Hà Nội duy trì tăng trưởng nhưng thấp hơn dự báo và mức tăng của các năm trước. GDP ước tăng 7,6%, cao hơn mức tăng dự kiến của cả nước nhưng thấp hơn kế hoạch cả năm và mức tăng cùng kỳ của các năm trước.
Tuy vậy, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn: tổng sản phẩm quý 2 ước tăng 7,9%, cao hơn mức tăng của quý 1 (7,3%); thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 69.062 tỷ đồng, bằng 47,2% dự toán Hội đồng Nhân dân Thành phố giao. Tổng vốn đầu tư ước đạt 85.060 tỷ đồng, chỉ tăng 10,2% (kế hoạch cả năm là từ 15-17%).../.
Với quyết tâm không hạ chỉ tiêu kế hoạch này, Ủy ban Nhân dân thành phố đã đưa ra 8 nhóm giải pháp trọng tâm để khắc phục những yếu kém trong 6 tháng cuối năm; trong đó, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bằng việc tiếp tục tổ chức các buổi tiếp xúc doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm và duy trì tăng trưởng.
Thành phố giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, ưu tiên tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu và các mục tiêu an sinh xã hội.
Các chính sách an sinh xã hội, kế hoạch giảm nghèo, kế hoạch hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm, quan tâm đến các đối tượng chính sách sẽ được thành phố thực hiện hiệu quả.
Công tác quy hoạch, quản lý trật tự, xây dựng đô thị và xây dựng nông thôn mới được đẩy nhanh. Bên cạnh đó, Hà Nội tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
6 tháng qua, kinh tế Hà Nội duy trì tăng trưởng nhưng thấp hơn dự báo và mức tăng của các năm trước. GDP ước tăng 7,6%, cao hơn mức tăng dự kiến của cả nước nhưng thấp hơn kế hoạch cả năm và mức tăng cùng kỳ của các năm trước.
Tuy vậy, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn: tổng sản phẩm quý 2 ước tăng 7,9%, cao hơn mức tăng của quý 1 (7,3%); thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 69.062 tỷ đồng, bằng 47,2% dự toán Hội đồng Nhân dân Thành phố giao. Tổng vốn đầu tư ước đạt 85.060 tỷ đồng, chỉ tăng 10,2% (kế hoạch cả năm là từ 15-17%).../.
Thanh Bình (TTXVN)