Đoàn thanh tra của Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện và đình chỉ 2 cơ sở kinh doanh bánh đúc tại Phủ Tây Hồ có dùng hàn the.
Sáng ngày 21/2 Thanh tra Sở y tế đã phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm quận Tây Hồ và phường Quảng An tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các nhà hàng ăn uống tại Phủ Tây Hồ.
Qua kiểm tra, đoàn nhận thấy công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được các cơ sở thực hiện tương đối tốt.
Tại các nhà hàng được kiểm tra vệ sinh đều sạch sẽ, có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh, nhân viên được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra sức khỏe theo quy định.
Tuy nhiên, Đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện 2 cơ sở kinh doanh bánh đúc tại lễ hội, qua xét nghiệm nhanh phát hiện sản phẩm có dùng hàn the - một phụ gia được cấm dùng trong thực phẩm.
Đoàn đã lập biên bản đình chỉ kinh doanh của 2 cơ sở và tịch thu hơn 17kg bánh đúc có hàn the và giao cho Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm quận Tây Hồ tiêu hủy và xử lý theo quy định.
Theo các chuyên gia về thực phẩm, việc dùng nhiều hàn the trong thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp và mạn tính gây tác hại đặc biệt nghiêm trọng đối với thai nhi và trẻ em.
Với hệ tiêu hóa, nó gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Với đường niệu, nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, gây rối loại chức năng.
Vì vậy, người dân khi sử dụng các sản phẩm có nguy cơ trong sản xuất bánh phở, bún... cần lưu ý và lựa chọn cơ sở uy tín.
Trước đó, Cục An toàn Thực phẩm đã có công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội đầu xuân Quý Tỵ 2013.
Cục An toàn Thực phẩm cho hay, hằng năm, vào mùa Xuân là dịp diễn ra nhiều lễ hội ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tại các lễ hội, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao cả về số lượng và chủng loại. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại nhiều khu vực lễ hội còn chưa tốt, có nguy cơ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở nhiều nơi.
Vì vậy, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, trong đó đặc biệt chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống trong các khu vực lễ hội và phục vụ cho lễ hội.
Bên cạnh đó, các đơn vị trên thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm để người dân biết, lựa chọn thực phẩm an toàn./.
Sáng ngày 21/2 Thanh tra Sở y tế đã phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm quận Tây Hồ và phường Quảng An tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các nhà hàng ăn uống tại Phủ Tây Hồ.
Qua kiểm tra, đoàn nhận thấy công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được các cơ sở thực hiện tương đối tốt.
Tại các nhà hàng được kiểm tra vệ sinh đều sạch sẽ, có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh, nhân viên được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra sức khỏe theo quy định.
Tuy nhiên, Đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện 2 cơ sở kinh doanh bánh đúc tại lễ hội, qua xét nghiệm nhanh phát hiện sản phẩm có dùng hàn the - một phụ gia được cấm dùng trong thực phẩm.
Đoàn đã lập biên bản đình chỉ kinh doanh của 2 cơ sở và tịch thu hơn 17kg bánh đúc có hàn the và giao cho Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm quận Tây Hồ tiêu hủy và xử lý theo quy định.
Theo các chuyên gia về thực phẩm, việc dùng nhiều hàn the trong thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp và mạn tính gây tác hại đặc biệt nghiêm trọng đối với thai nhi và trẻ em.
Với hệ tiêu hóa, nó gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Với đường niệu, nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, gây rối loại chức năng.
Vì vậy, người dân khi sử dụng các sản phẩm có nguy cơ trong sản xuất bánh phở, bún... cần lưu ý và lựa chọn cơ sở uy tín.
Trước đó, Cục An toàn Thực phẩm đã có công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội đầu xuân Quý Tỵ 2013.
Cục An toàn Thực phẩm cho hay, hằng năm, vào mùa Xuân là dịp diễn ra nhiều lễ hội ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tại các lễ hội, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao cả về số lượng và chủng loại. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại nhiều khu vực lễ hội còn chưa tốt, có nguy cơ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở nhiều nơi.
Vì vậy, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, trong đó đặc biệt chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống trong các khu vực lễ hội và phục vụ cho lễ hội.
Bên cạnh đó, các đơn vị trên thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm để người dân biết, lựa chọn thực phẩm an toàn./.
Thùy Giang (Vietnam+)