Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã xác định đến năm 2015 độ che phủ của rừng phải đạt từ 70-75% trên diện tích.
Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phải có trách nhiệm thực hiện Dự án Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật thành phố Hà Nội làm cơ sở cho phát triển và bảo tồn.
Song song với đó, Sở thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo, làm giàu một số diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố; hoàn thiện cơ sở hạ tầng các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; điều tra, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp; xây dựng chương trình bảo tồn sử dụng và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất là các giống loài đặc hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế xã hội cao.
Sở Tài nguyên và Môi trường phải phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đánh giá về thực trạng hệ thống các khu rừng đặc dụng hiện nay như rừng quốc gia Ba Vì, rừng đặc dụng Hương Sơn, rừng Sóc Sơn, từ đó, tổ chức, quản lý, phân hạng, ranh giới, diện tích, tình hình sử dụng đất... của các khu vừng thuộc hệ thống rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố.
Trước mắt, các cơ quan liên ngành phối hợp với các huyện có rừng tiếp tục thực hiện có hiệu quả dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó, chú trọng trồng rừng đầu nguồn; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng.
Các cơ quan cũng đẩy mạnh việc giao khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy trình trồng rừng trên cơ sở đánh giá đất, giống, các kỹ thuật lâm sinh, phòng chống cháy rừng; xác định cơ cấu cây trồng thích hợp theo các vùng sinh thái; xây dựng các mô hình khuyến lâm, đặc biệt những mô hình trồng cây lâm đặc sản.../.
Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phải có trách nhiệm thực hiện Dự án Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật thành phố Hà Nội làm cơ sở cho phát triển và bảo tồn.
Song song với đó, Sở thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo, làm giàu một số diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố; hoàn thiện cơ sở hạ tầng các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; điều tra, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp; xây dựng chương trình bảo tồn sử dụng và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất là các giống loài đặc hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế xã hội cao.
Sở Tài nguyên và Môi trường phải phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đánh giá về thực trạng hệ thống các khu rừng đặc dụng hiện nay như rừng quốc gia Ba Vì, rừng đặc dụng Hương Sơn, rừng Sóc Sơn, từ đó, tổ chức, quản lý, phân hạng, ranh giới, diện tích, tình hình sử dụng đất... của các khu vừng thuộc hệ thống rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố.
Trước mắt, các cơ quan liên ngành phối hợp với các huyện có rừng tiếp tục thực hiện có hiệu quả dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó, chú trọng trồng rừng đầu nguồn; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng.
Các cơ quan cũng đẩy mạnh việc giao khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy trình trồng rừng trên cơ sở đánh giá đất, giống, các kỹ thuật lâm sinh, phòng chống cháy rừng; xác định cơ cấu cây trồng thích hợp theo các vùng sinh thái; xây dựng các mô hình khuyến lâm, đặc biệt những mô hình trồng cây lâm đặc sản.../.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)