Hà Nội: Phá dỡ hơn 600m “Con đường gốm sứ” để mở đường
Quang Hưng - Băng Châu
Con đường gốm sứ vốn là công trình nghệ thuật mang tính biểu tượng của Thủ đô trong suốt 10 năm qua. Việc một phần con đường bị dỡ bỏ khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.
Con đường gốm sứ bắt đầu thực hiện năm 2008, có chiều dài gần 4.000 m, diện tích 7.000 m2 từ đường Nghi Tàm đến cửa khẩu Vạn Kiếp. Bức tranh có 21 trường đoạn với nhiều chủ đề, ghép từ các mảnh gốm lên tường ven đê sông Hồng. Năm 2010, công trình hoàn thiện gắn biển kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, được Tổ chức Guinness thế giới công nhận đây là "bức tranh gốm dài nhất thế giới."
Tác phẩm nghệ thuật này đã tồn tại được 10 năm lại xây dựng ngoài trời, hứng chịu những tác động khắc nghiệt của thời tiết vì vậy công trình này đã có dấu hiệu xuống cấp và được đại tu sửa 2 lần vào năm 2015 và 2017.
Mới đây, con đường đang phải đối mặt với hư hỏng, bong tróc và hơn 600m chiều dài tranh gốm đoạn ngã ba Nghi Tàm – Xuân Diệu đã bị phá dỡ để mở rộng đường đến cầu Nhật Tân.
Đây là công trình phục vụ giai đoạn hai của dự án xây dựng cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên với tổng chiều dài 3,7 km. Dự án có mục tiêu đáp ứng nhu cầu giao thông cấp bách, giải tỏa ùn tắc, kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài về trung tâm chính trị Ba Đình, được Hội đồng Nhân dân thành phố phê duyệt cuối năm 2018.
Một số hình ảnh về Con đường gốm sứ:
Được khánh thánh vào năm 2010, con đường gốm sứ vốn là công trình nghệ thuật mang tính biểu tượng của Thủ đô trong suốt 10 năm qua. (Ảnh: Băng Châu/Vietnam+)
(Ảnh: Băng Châu/Vietnam+)
Đây là công trình nghệ thuật mang tính biểu tượng chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. (Ảnh: Băng Châu/Vietnam+)
Hứng chịu những tác động khắc nghiệt của thời tiết, bức tranh gốm có nhiều mảng bị bong tróc, nứt nẻ. (Ảnh: Băng Châu/Vietnam+)
(Ảnh: Băng Châu/Vietnam+)
Con đường đã bị tác động bởi thiên nhiên và con người, một đoạn đường trở thành nơi tập kết rác của người dân. (Ảnh: Băng Châu/Vietnam+)
Những mảng tường bong tróc với diện tích lớn. (Ảnh: Băng Châu/Vietnam+)
Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có đơn vị nào sửa chữa, phục hồi gây ra tình trạng mất mỹ quan. (Ảnh: Băng Châu/Vietnam+)
Con đường gốm sứ ven sông Hồng - một biểu tượng của Hà Nội vừa phải phá dỡ 600m để phục vụ việc mở rộng đường khiến nhiều người dân tiếc nuối. (Ảnh: Băng Châu/Vietnam+)
Mục tiêu của dự án là giải quyết tình trạng ùn tắc trên tuyến đường. (Ảnh: Băng Châu/Vietnam+)
Nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù việc phá dỡ đoạn tranh gốm 600m là điều đáng tiếc nhưng cũng phải chấp nhận vì giao thông đoạn đường này cũng rất quan trọng. (Ảnh: Quang Hưng/Vietnam+)
Việc mở rộng đoạn đường sẽ giải quyết được bài toán ách tắc cũng như đảm bảo hơn về mặt lưu thông cho tuyến đường trọng yếu. (Ảnh: Quang Hưng/Vietnam+)
Ngay sau khi hoàn thiện con đường, hai bên đường vẫn sẽ lại có những bức thành bê tông để đơn vị thi công có thể gắn trả lại bức tranh gốm. (Ảnh: Quang Hưng/Vietnam+)
Nhiều người cho rằng, điều quan trọng là cân nhắc xem có nên gắn lại chủ đề cũ hay làm một chủ đề mới để phù hợp hơn với sự phát triển mới của Thủ đô cũng như thị hiếu của người dân. (Ảnh: Quang Hưng/Vietnam+)
Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy – Giám đốc Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội - người trực tiếp tham gia thiết kế con đường gốm sứ từ năm 2007 đến nay - chia sẻ, để cải tạo dự án, tranh gốm bị phá đi, trong đó có những đoạn tranh gốm có ý nghĩa như phố cổ Bùi Xuân Phái, đoạn tranh Tổ chức Lao động Thế giới ILO của Tập đoàn CIO,… (Ảnh: Quang Hưng/Vietnam+)
“Tôi mong muốn sau khi tuyến đường được hoàn thành, chúng tôi có thể thực hiện lại những đoạn tranh đã bị phá vỡ, dù sao đó cũng là công sức và tâm huyết của các nghệ sĩ và các nhà tài trợ đã gửi gắm tình cảm nhân dịp kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội,” Hoạ sĩ Nguyễn Thu Thuỷ chia sẻ. (Ảnh: Quang Hưng/Vietnam+)
Từ đầu tháng 12, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thực hiện trùng tu con đường gốm sứ ven sông Hồng, đảm bảo cảnh quan cho công trình văn hóa của Thủ đô. Tổng vốn đầu tư dự án trên 2,5 tỷ đồng.
Được khởi công từ năm 2007, hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và đã được công nhận kỷ lục Guinness, con đường gốm sứ ven sông Hồng đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Đã 10 năm kể từ khi được Guinness công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới, con đường gốm sứ ven sông Hồng đang xuống cấp nghiêm trọng do ảnh hưởng của khí hậu và ý thức kém của một số người dân.
Việc phá dỡ hơn 362m tranh gốm với tổng diện tích hơn 691m2 trên con đường gốm sứ ven sông Hồng để mở rộng đường Âu Cơ thuộc giai đoạn 2 của Dự án xây cầu vượt tại nút giao An Dương-đường Thanh Niên.