Chiều 3/11, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã tọa đàm với 30 doanh nghiệp Pháp về nhiều lĩnh vực các bên cùng quan tâm.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Pháp Édouard Philippe tới Việt Nam từ ngày 2-4/11.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội bày tỏ sự vui mừng khi được đón tiếp những doanh nghiệp hàng đầu của Pháp nhân chuyến thăm của Thủ tướng Pháp và tham dự buổi tọa đàm với thành phố Hà Nội, đồng thời giới thiệu với các doanh nghiệp về tiềm năng, thế mạnh cũng như những lĩnh vực mà Hà Nội mong muốn các doanh nghiệp Pháp hỗ trợ, đầu tư trong thời gian tới.
[Thành phố năng lượng di động thông minh là xu hướng của tương lai]
Hà Nội nằm trong nhóm các thành phố có tốc độ tăng trưởng cao (trên 8%/năm), là địa điểm đầu tư an toàn, có môi trường chính trị ổn định. Hiện thành phố Hà Nội đứng thứ nhất toàn quốc về thu hút đầu tư nước ngoài với 6,155 tỷ USD, chiếm 22% thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước.
Tính đến hết tháng 10/2018, Cộng hòa Pháp có 102 dự án đầu tư còn hiệu lực thực hiện với tống vốn đăng ký 273,6 triệu USD trong nhiều lĩnh vực, gồm sản xuất, dịch vụ xây dựng, thương mại, kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng.
Bên cạnh các hoạt động đầu tư trực tiếp, Pháp đã tài trợ cho thành phố Hà Nội ba dự án với tổng vốn tài trợ là 515,39 triệu euro. Đáng chú ý, Hà Nội hiện có quan hệ hợp tác chặt chẽ với vùng Ile-de-France và thành phố Toulouse của Pháp trong các lĩnh vực văn hóa, du lịch và đào tạo nguồn nhân lực y tế, gần đây là phát triển tuyến tầu điện ngầm, qua đó thể hiện mối quan hệ hợp tác tin cậy, tăng cường hiểu biết, mở rộng giao thương giữa Hà Nội với các thành phố của Pháp đã được nâng lên tầm cao mới.
Thành phố Hà Nội xác định nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước là một trong các yếu tố quyết định sự thành công đối với các mục tiêu, định hướng phát triển của thành phố trong thời gian tới và mong muốn thu hút các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực như: Đẩy mạnh cải cách hành chính với các nội dung đào tạo nhân lực chất lượng cao, đẩy nhanh xây dựng chính quyền điện tử và xắp xếp lại bộ máy hành chính, doanh nghiệp công ích của thành phố.
Bên cạnh đó là đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế và các thiết chế văn hóa. "Với sự phát triển mạnh mẽ, hợp tác sâu rộng giữa hai nước, Hà Nội mong muốn các doanh nghiệp pháp đầu tư các lĩnh vực nêu trên. Đặc biệt Hà Nội mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Pháp để xây dựng Hà Nội thành thành phố thông minh vào năm 2025 tầm nhìn 2030," Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết.
Cũng tại buổi tọa đàm, Đại diện Tập đoàn Alstom đã đưa ra những câu hỏi băn khoăn về dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội. Về việc này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng dự án không có gì vướng mắc, đồng thời đánh giá cao Tập đoàn Alstom đã đưa ra mẫu thiết kế đoàn tầu tuyến đường sắt đô thị số 2. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã báo cáo cơ quan Chính phủ sẽ đưa phần nổi dự án sử dụng vào năm 2020, phần ngầm vào năm 2022.
Ngoài ra, vấn đề thách thức trong vận tải hàng hóa của Hà Nội hiện nay là hạ tầng còn yếu kém, ô nhiễm tiếng ồn còn nhiều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội mong muốn các doanh nghiệp Pháp tham gia cùng thành phố xử lý các thách thức này.
Trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp Pháp về việc Hà Nội quan tâm đầu tư đô thị thông minh như thế nào? Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định chiến lược phát triển đô thị thông minh cần có ba trụ cột đó là đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng số hóa các dữ liệu, ứng dụng các phần mềm vào đời sống của thành phố. Thành phố ưu tiên xây dựng nền tảng số. Số hóa toàn bộ dữ liệu, xây dựng cơ sệu về cán bộ, công chức, viên chức; một cửa điện tử dùng chung giải quyết thủ tục hành chính.ở dữ hiệu dân cư (đã xong, sử dụng ổn định) và đất đai. Hà Nội mong muốn các doanh nghiệp Pháp với các công nghệ radar tham gia cùng thành phố để xây dựng bản đồ 3D đất đai. Bên cạnh đó là cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức; một cửa điện tử dùng chung giải quyết thủ tục hành chính.
"Đặc biệt, hiện 95% rác thải hàng ngày của thành phố phải xử lý bằng công nghệ chôn lấp, đây là nguy cơ lớn, nên Hà Nội đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến như đốt phát điện... Hiện đã có 36 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký đầu tư trong lĩnh vực này, tuy nhiên đến nay thành phố mới cấp chủ trương đầu tư cho 3 đơn vị. Hiện Hà Nội vẫn cần thêm các nhà đầu tư và Thủ đô hoan ngênh các doanh nghiệp Pháp đầu tư vào lĩnh vực này với công nghệ tiên tiến," Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cùng các đại biểu đã chứng kiến lễ Ký kết bản ghi nhớ hợp tác về việc hợp tác khảo sát xây dựng chợ đầu mối nông sản giữa Sở Công Thương Hà Nội, Tập đoàn Semmaris (Pháp), Tập đoàn Vingroup./.