Xử lý các trường hợp xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo sẽ được thực hiện kiên quyết, triệt để, góp phần thực hiện quản lý đô thị bền vững, hiệu quả hơn.
Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Phí Thái Bình, trong buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân quận Thanh Xuân và các sở, ngành liên quan về biện pháp giải quyết các trường hợp xây dựng nhà siêu méo, siêu mỏng, ngày 25/2.
Theo yêu cầu của thành phố, Ủy ban Nhân dân quận Thanh Xuân cùng các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch-Kiến trúc... phải khẩn trương rà soát từng trường hợp cụ thể và báo cáo phương án giải quyết lên Ủy ban Nhân dân thành phố vào ngày 15/4 tới.
Sau khi giải phóng mặt bằng để thực hiện mở đường giao thông theo quy hoạch tại các nút giao (Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Thanh Xuân), đường vành đai 3, đường Lê Văn Lương kéo dài... trên địa bàn quận Thanh Xuân có 81 trường hợp mặt bằng không đủ để xây dựng nhà theo quy định tại văn bản số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Tính đến thời điểm hiện tại, quận còn 19 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo chưa xử lý được. Trong đó, 7 trường hợp ở dự án đường dọc bờ sông Tô Lịch (diện tích từ 3,42 m2 đến 13,37 m2), 5 trường hợp ở dự án đường Lê Văn Lương kéo dài (diện tích từ 2,52 m2 đến 15,1m2)...
Lãnh đạo quận Thanh Xuân cho biết, việc xử lý các trường hợp xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kiến trúc tuyến phố để hướng dẫn các hộ dân. Cùng đó, công tác thu hồi đất, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn một số bất cập.
Phần diện tích đất còn lại sau giải phóng mặt bằng có giá trị tăng cao nên việc hợp khối giữa các chủ sử dụng ở liền kề nhau rất khó thực hiện. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về kiến trúc đô thị và chính quyền cơ sở đôi lúc còn buông lỏng, chưa thực sự quyết liệt trong xử lý.
Thời gian tới, để giải quyết dứt điểm các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn, quận Thanh Xuân sẽ yêu cầu các phường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác dỡ bỏ các công trình vi phạm; thu hồi diện tích đất và tài sản trên đất của các trường hợp vi phạm; ưu tiên các hộ hợp khối với các thửa đất liền kề. Nếu các chủ sử dụng đất không thực hiện hợp khối, quận dự kiến sẽ thu hồi để phục vụ mục đích công cộng như làm nơi đăng ký tạm trú, bảng tin.../.
Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Phí Thái Bình, trong buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân quận Thanh Xuân và các sở, ngành liên quan về biện pháp giải quyết các trường hợp xây dựng nhà siêu méo, siêu mỏng, ngày 25/2.
Theo yêu cầu của thành phố, Ủy ban Nhân dân quận Thanh Xuân cùng các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch-Kiến trúc... phải khẩn trương rà soát từng trường hợp cụ thể và báo cáo phương án giải quyết lên Ủy ban Nhân dân thành phố vào ngày 15/4 tới.
Sau khi giải phóng mặt bằng để thực hiện mở đường giao thông theo quy hoạch tại các nút giao (Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Thanh Xuân), đường vành đai 3, đường Lê Văn Lương kéo dài... trên địa bàn quận Thanh Xuân có 81 trường hợp mặt bằng không đủ để xây dựng nhà theo quy định tại văn bản số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Tính đến thời điểm hiện tại, quận còn 19 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo chưa xử lý được. Trong đó, 7 trường hợp ở dự án đường dọc bờ sông Tô Lịch (diện tích từ 3,42 m2 đến 13,37 m2), 5 trường hợp ở dự án đường Lê Văn Lương kéo dài (diện tích từ 2,52 m2 đến 15,1m2)...
Lãnh đạo quận Thanh Xuân cho biết, việc xử lý các trường hợp xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kiến trúc tuyến phố để hướng dẫn các hộ dân. Cùng đó, công tác thu hồi đất, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn một số bất cập.
Phần diện tích đất còn lại sau giải phóng mặt bằng có giá trị tăng cao nên việc hợp khối giữa các chủ sử dụng ở liền kề nhau rất khó thực hiện. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về kiến trúc đô thị và chính quyền cơ sở đôi lúc còn buông lỏng, chưa thực sự quyết liệt trong xử lý.
Thời gian tới, để giải quyết dứt điểm các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn, quận Thanh Xuân sẽ yêu cầu các phường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác dỡ bỏ các công trình vi phạm; thu hồi diện tích đất và tài sản trên đất của các trường hợp vi phạm; ưu tiên các hộ hợp khối với các thửa đất liền kề. Nếu các chủ sử dụng đất không thực hiện hợp khối, quận dự kiến sẽ thu hồi để phục vụ mục đích công cộng như làm nơi đăng ký tạm trú, bảng tin.../.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)