Nhằm tuyên truyền để mọi người dân nhận thức rõ về tác hại của túi nylon đối với môi trường, từ đó nâng cao ý thức của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việ c bảo vệ môi trường, thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện và các đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai chương trình “Hạn chế sử dụng túi nylon vì môi trường,” thay thế bằng túi thân thiện với môi trường trong cuộc sống hàng ngày.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, Hà Nội tập trung tuyên truyền trực tiếp tới các em học sinh tiểu học và sinh viên tại sáu địa điểm là các trường Tiểu học Nam Thành Công, Tiểu học Hoàng Diệu, Tiểu học Dịch Vọng A, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Giao thông Vận tải. Tại đây, các em học sinh, sinh viên sẽ được giới thiệu và tiếp cận các sản phẩm túi thân thiện với môi trường, thay thế cho túi nylon khó phân hủy.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ trì, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng qua các kênh truyền hình, phát thanh, báo chí nhằm tuyên truyền phổ biến tới đông đảo nhân dân về tác hại của túi nylon với môi trường, nội dung ý nghĩa thiết thực của chương trình và tự nguyện tham gia hưởng ứng chương trình.
Từ ngày 10/9 đến 14/11, trên địa bàn thành phố sẽ treo hàng trăm băngrôn, biểu ngữ, dán hàng nghìn poster tuyên truyền tại các khu vực đông dân cư; phát 10.000 túi vải bằng sợi tổng hợp thân thiện với môi trường tại các trường tiểu học và đại học...
Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình “Hạn chế sử dụng túi nylon vì môi trường,” Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội vận động phụ nữ sử dụng túi thân thiện với môi trường, đổi giấy vụn lấy túi thân thiện môi trường, gấp túi giấy thay thế túi nylon, phân loại rác thải tại nguồn.
Hà Nội cũng thí điểm thành công chương trình “Hạn chế sử dụng túi nylon vì môi trường” trên hệ thống các siêu thị Hapro Mart, qua đó giúp người dân nhận thức rõ về tác hại của túi nylon với môi trường, nâng cao ý thức và thói quen hạn chế sử dụng túi nylon, hướng đến không sử dụng túi nylon.
Theo các chuyên gia môi trường, vòng đời của túi nylon dài đến hàng nghìn năm. Vứt bỏ một túi nylon chỉ mất chưa đến một giây, nhưng để nó phân hủy một cách tự nhiên phải cần 500-1.000 năm. Túi nylon khi đựng thực phẩm sẽ làm ô nhiễm vì chứa các kim loại như chì, gây tác hại cho não và gây ung thư phổi, dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh./.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, Hà Nội tập trung tuyên truyền trực tiếp tới các em học sinh tiểu học và sinh viên tại sáu địa điểm là các trường Tiểu học Nam Thành Công, Tiểu học Hoàng Diệu, Tiểu học Dịch Vọng A, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Giao thông Vận tải. Tại đây, các em học sinh, sinh viên sẽ được giới thiệu và tiếp cận các sản phẩm túi thân thiện với môi trường, thay thế cho túi nylon khó phân hủy.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ trì, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng qua các kênh truyền hình, phát thanh, báo chí nhằm tuyên truyền phổ biến tới đông đảo nhân dân về tác hại của túi nylon với môi trường, nội dung ý nghĩa thiết thực của chương trình và tự nguyện tham gia hưởng ứng chương trình.
Từ ngày 10/9 đến 14/11, trên địa bàn thành phố sẽ treo hàng trăm băngrôn, biểu ngữ, dán hàng nghìn poster tuyên truyền tại các khu vực đông dân cư; phát 10.000 túi vải bằng sợi tổng hợp thân thiện với môi trường tại các trường tiểu học và đại học...
Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình “Hạn chế sử dụng túi nylon vì môi trường,” Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội vận động phụ nữ sử dụng túi thân thiện với môi trường, đổi giấy vụn lấy túi thân thiện môi trường, gấp túi giấy thay thế túi nylon, phân loại rác thải tại nguồn.
Hà Nội cũng thí điểm thành công chương trình “Hạn chế sử dụng túi nylon vì môi trường” trên hệ thống các siêu thị Hapro Mart, qua đó giúp người dân nhận thức rõ về tác hại của túi nylon với môi trường, nâng cao ý thức và thói quen hạn chế sử dụng túi nylon, hướng đến không sử dụng túi nylon.
Theo các chuyên gia môi trường, vòng đời của túi nylon dài đến hàng nghìn năm. Vứt bỏ một túi nylon chỉ mất chưa đến một giây, nhưng để nó phân hủy một cách tự nhiên phải cần 500-1.000 năm. Túi nylon khi đựng thực phẩm sẽ làm ô nhiễm vì chứa các kim loại như chì, gây tác hại cho não và gây ung thư phổi, dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh./.
Minh Nghĩa (TTXVN)