Hà Nội khai trương thêm một phố đi bộ giữa trung tâm trước dịp Tết
Tổng chiều dài tuyến phố đi bộ khu vực hồ Thiền Quang (Hà Nội) dự kiến khoảng 1.600m. Tổng diện tích sử dụng dự kiến khoảng 11.000m2 (trong đó khoảng 4.800m2 mặt nước).
Minh Sơn
Tối 30/12 tại khu vực cổng chính Công viên Thống Nhất, Uỷ ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã chính thức khai trương không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không gian đi bộ nằm tại khu vực phố Trần Nhân Tông và đường dạo quanh hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng). Thành phố cũng cho phép dỡ bỏ tường rào của Công viên Thống Nhất (phía đường Trần Nhân Tông) để kết nối với không gian đi bộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thành phố Hà Nội chính khai trương phố đi bộ hồ Thiền Quang. Phố đi bộ mới sẽ hoạt động vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong không gian đi bộ quanh hồ Thiền Quang, tượng đài 'Công an nhân dân vì dân phục vụ' là một điểm nhấn đặc biệt cả về kiến trúc và ý nghĩa xã hội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong khu vực phố đi bộ có 6 không gian chính, gồm: văn hoá tâm linh; tổ chức hoạt động; trưng bày, giới thiệu lịch sử; dịch vụ thương mại; không gian đi bộ; trình diễn âm thanh, ánh sáng khu vực mặt hồ Thiền Quang. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong khu vực phố đi bộ dự kiến bao gồm cả Công viên Thống Nhất. Đây là một trong những công viên lớn nhất Hà Nội, có 4 mặt tiền trên các phố Lê Duẩn, Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình Chiểu và Đại Cồ Việt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây là một trong những phố đi bộ tiếp theo của Thủ đô đi vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tổng chiều dài tuyến phố đi bộ dự kiến khoảng 1.600m. Tổng diện tích sử dụng dự kiến khoảng 11.000m2 (trong đó khoảng 4.800m2 mặt nước). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Về phạm vi hoạt động phố đi bộ sẽ chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 gồm tuyến phố Trần Nhân Tông (đoạn từ nút giao với phố Quang Trung đến ngã 3 Trần Bình Trọng), trục chính công viên Thống Nhất (đoạn từ cổng công viên Thống Nhất đến hồ Bảy Mẫu) và toàn bộ khu vực vườn hoa, cây xanh, đường dạo xung quanh hồ Thiền Quang. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giai đoạn 2, sẽ mở rộng tuyến phố xung quanh hồ Thiền Quang, gồm tuyến phố Quang Trung, Nguyễn Du, Trần Bình Trọng và các vùng phụ cận. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phố đi bộ sẽ hoạt động với các khung giờ từ 7h30 thứ Bảy đến 24h Chủ nhật vào mùa Hè; từ 8h00 thứ Bảy đến 24h Chủ nhật vào mùa Đông. Các dịp lễ hoặc khi có sự kiện đặc biệt sẽ có kế hoạch riêng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Gia đình chị Nguyễn Thị Loan (Đống Đa, Hà Nội) đã có mặt từ sớm để tham quan phố đi bộ mới của Thủ đô. Chị Loan cho hay: 'Mặc dù là ngày làm việc cuối cùng của năm nhưng tôi vẫn cố gắng đưa gia đình tới đây để tham quan.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phố đi bộ mới của Thủ đô cũng được tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, ca nhạc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các khu vực trò chơi như nhảy sạp, kéo co, nhảy dây,... cũng được bố trí phục vụ nhu cầu của khách tham quan. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều bạn trẻ hào hứng vui chơi tại khu vực phố đi bộ mới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Như vậy, người dân Thủ đô dịp tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sẽ có thêm một điểm đến thú vị để khám phá. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hơn 80 bạn trẻ đã cùng nhau diện áo giao lĩnh, áo mãng bào, áo nhật bình... từ các thời Lê, Nguyễn để thể hiện niềm tự hào và tình yêu của mình với văn hóa dân tộc qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Cùng với các hoạt động du lịch ban ngày, hoạt động du lịch ban đêm và sản phẩm du lịch đêm ở nước ta khá sôi động tại một số đô thị và trung tâm du lịch như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hội An, Sa Pa...
Mô hình "Đám cưới tập thể theo nếp sống mới" là một trong những cách làm tiêu biểu của tuổi trẻ Thủ đô trong thực hiện việc cưới văn minh, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã giao cho quận Tây Hồ nghiên cứu để đề xuất các mô hình, hình thức để thu hút người đi bộ vào dịp cuối tuần tại tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn.
Sau hơn 60 năm có hàng rào bao quanh, Công viên Thống Nhất (Hà Nội) được định hướng chuyển từ “đóng” sang “mở” với việc dỡ bỏ hàng rào, không thu vé vào cửa.