Ngày 8/2, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 1971 năm ngày Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đền nợ nước, trả thù nhà, đánh tan quân nhà Hán, thu phục 65 thành giải phóng đất nước.
Đây là lễ hội truyền thống, là sự kiện văn hóa đặc sắc thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong cả nước.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch danh dự Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng và đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương đã tới dự và dâng hương trong ngày khai hội.
Đại biểu và khách dự lễ đã cùng ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, của hai vị nữ tướng với tinh thần yêu nước, ý chí quật cường đã đem lại nền dân chủ, tự chủ cho đất nước.
Nét độc đáo nhất trong lễ rước kiệu Hai Bà ở Hạ Lôi chính là nghi thức giao kiệu. Bắt đầu lễ rước kiệu, từ đền ra, kiệu Trưng Trắc đi trước. Ra đến đường kéo quân để về đình làng, thì kiệu Trưng Trắc né sang để kiệu Trưng Nhị đi trước. Đến cổng đình, kiệu chị đi trước, kiệu em đi sau. Hai bên nghênh đón hai Vua Bà, với ý nghĩa tượng trưng Vua từ kinh đô Mê Linh về thăm làng.
Cuộc tế lễ trang trọng diễn ra tại đình làng Hạ Lôi. Sáng mồng 6, vào chính hội, dân làng tiễn Hai Bà về kinh đô lên Đền. Thứ tự rước kiệu ngược lại so với hôm về đình làng: Kiệu Thành hoàng và tướng Cốt Tung đứng hai bên sân bái Hai Bà về kinh, kiệu chị đi trước kiệu em. Sau 2 lần giao kiệu ở cổng đình và đường kéo quân đến cổng Đền thì kiệu em né sang phải để kiệu chị lên trước vào Đền.
Trong đám rước tưng bừng, rộn rã tiếng chiêng, trống của phường bát âm, hai bên nam nữ hát đối. Tương truyền, bài hát có từ thời Hai Bà Trưng, cổ vũ quân sỹ đánh giặc.
Trong 3 ngày diễn ra lễ hội (kết thúc vào Mồng 8 Tết Tân Mão) sẽ có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức, sôi nổi nhất là các trò chơi như đu đôi, bắn nỏ, kéo co, du thuyền trên hồ, hát chèo, hát sa mạc, hát bồng mạc đối nhau, bóng chuyền, bóng đá.../.
Đây là lễ hội truyền thống, là sự kiện văn hóa đặc sắc thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong cả nước.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch danh dự Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng và đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương đã tới dự và dâng hương trong ngày khai hội.
Đại biểu và khách dự lễ đã cùng ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, của hai vị nữ tướng với tinh thần yêu nước, ý chí quật cường đã đem lại nền dân chủ, tự chủ cho đất nước.
Nét độc đáo nhất trong lễ rước kiệu Hai Bà ở Hạ Lôi chính là nghi thức giao kiệu. Bắt đầu lễ rước kiệu, từ đền ra, kiệu Trưng Trắc đi trước. Ra đến đường kéo quân để về đình làng, thì kiệu Trưng Trắc né sang để kiệu Trưng Nhị đi trước. Đến cổng đình, kiệu chị đi trước, kiệu em đi sau. Hai bên nghênh đón hai Vua Bà, với ý nghĩa tượng trưng Vua từ kinh đô Mê Linh về thăm làng.
Cuộc tế lễ trang trọng diễn ra tại đình làng Hạ Lôi. Sáng mồng 6, vào chính hội, dân làng tiễn Hai Bà về kinh đô lên Đền. Thứ tự rước kiệu ngược lại so với hôm về đình làng: Kiệu Thành hoàng và tướng Cốt Tung đứng hai bên sân bái Hai Bà về kinh, kiệu chị đi trước kiệu em. Sau 2 lần giao kiệu ở cổng đình và đường kéo quân đến cổng Đền thì kiệu em né sang phải để kiệu chị lên trước vào Đền.
Trong đám rước tưng bừng, rộn rã tiếng chiêng, trống của phường bát âm, hai bên nam nữ hát đối. Tương truyền, bài hát có từ thời Hai Bà Trưng, cổ vũ quân sỹ đánh giặc.
Trong 3 ngày diễn ra lễ hội (kết thúc vào Mồng 8 Tết Tân Mão) sẽ có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức, sôi nổi nhất là các trò chơi như đu đôi, bắn nỏ, kéo co, du thuyền trên hồ, hát chèo, hát sa mạc, hát bồng mạc đối nhau, bóng chuyền, bóng đá.../.
Minh Nghĩa (TTXVN/Vietnam+)