Theo số liệu thống kê, tình trạng quá tải của các bệnh viện của Hà Nội tập trung ở các bệnh viện như Xanh Pôn, Đống Đa, Đức Giang, Sóc Sơn, Mê Linh, Thạch Thất, Phụ Sản, Tim, Ung Bướu, Y học cổ truyền Hà Nội.
Công suất sử dụng giường bệnh kế hoạch tại các bệnh viện này đều trên 100%, cá biệt có nơi công suất sử dụng giường bệnh lên tới hơn 200% như khoa Nhi - Bệnh viện Xanh Pôn 223,8%; khoa Nhi - Bệnh viện Đức Giang 227%; khoa Đẻ A2 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 261% .
Trước tình trạng quá tải bệnh viện không những ảnh hưởng đến chất lượng điều trị mà còn tác động tiêu cực đến cả y đức của người thầy thuốc bởi áp lực nặng nề của công việc, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng đề án “Giảm quá tải bệnh viện thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020" với kinh phí đầu tư dự kiến 25.710 tỷ đồng.
Theo đó, đề án đề xuất xây dựng mới 25 bệnh viện trên diện tích tổng cộng 94 hecta, dự kiến đưa vào sử dụng thêm 8.350 giường bệnh; đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng bệnh viện ngoài công lập; nâng cấp 14 bệnh viện và mở rộng 6 bệnh viện tại các cơ sở y tế hiện có, dự kiến đến hết năm 2020 đưa vào sử dụng thêm 5.220 giường bệnh.
Các hạng mục của đề án còn bao gồm: nâng cấp trang thiết bị y tế, hiện đại hóa các bệnh viện khu vực nội đô, bệnh viện hạng 1 để triển khai các kỹ thuật cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế; nâng cấp trang thiết bị cho các bệnh viện đa khoa tuyến huyện để đảm bảo triển khai tốt kỹ thuật đã được phân tuyến; Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ chế thu hút cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tuyến y tế cơ sở; đảm bảo chỉ tiêu cơ bản trên 8 bác sỹ/10.000 dân; 2-2,5 dược sỹ đại học/10.000 dân vào năm 2020; Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển kỹ thuật cao chuyên sâu toàn thành phố, trong đó mỗi bệnh viện đầu ngành có nhiệm vụ ứng dụng và phát triển một đến hai kỹ thuật cao; Xây dựng mô hình bệnh viện vệ tinh để hỗ trợ kỹ thuật và điều trị, đồng thời đa dạng hóa các mô hình dịch vụ khám chữa bệnh.
Ngoài ra,các quy định về phân tuyến kỹ thuật, phân tuyến điều trị cho phù hợp với năng lực khám, chữa bệnh của cơ sở khám chữa bệnh, chế độ luân phiên chuyên môn tuyến trên về tuyến dưới sẽ được xây dựng, ban hành. Đề án cũng tập trung cho việc tăng cường năng lực hoạt động của trạm y tế xã, phường; thiết lập hệ thống bác sĩ gia đình để quản lý sức khỏe ban đầu ngay tại cộng đồng, sàng lọc bệnh, hạn chế tự ý lên tuyến trên khám, điều trị không cần thiết.
Công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện. Đổi mới cơ chế tài chính bệnh viện công lập, nghiên cứu thay đổi giá viện phí cho phù hợp giữa các tuyến để hạn chế người bệnh tự ý chuyển lên tuyến trên. Thay đổi cơ chế tài chính, điều chỉnh giá dịch vụ hợp lý, bảo đảm nguồn tài chính để bệnh viện duy trì và phát triển hoạt động. Tăng tỷ trọng nguồn vốn đầu tư và nguồn kinh phí sự nghiệp cho ngành y tế cũng là một trọng tâm của đề án.
Theo tính toán của đề án, sau khi hoàn thành, 100% người dân thành phố sẽ được tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ khám chữa bệnh, các kỹ thuật phổ cập, tiên tiến ngay tại tuyến y tế cơ sở. Chất lượng điều trị các tuyến được nâng cao, đảm bảo cung cấp nhiều loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho người dân.
Các bệnh viện được tăng số giường bệnh, đảm bảo công suất sử dụng giường bệnh không vượt quá 85% giường bệnh kế hoạch, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Đề án này phấn đấu kết thúc giai đoạn 1 vào cuối năm 2015 sẽ không còn tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến thành phố./.
Công suất sử dụng giường bệnh kế hoạch tại các bệnh viện này đều trên 100%, cá biệt có nơi công suất sử dụng giường bệnh lên tới hơn 200% như khoa Nhi - Bệnh viện Xanh Pôn 223,8%; khoa Nhi - Bệnh viện Đức Giang 227%; khoa Đẻ A2 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 261% .
Trước tình trạng quá tải bệnh viện không những ảnh hưởng đến chất lượng điều trị mà còn tác động tiêu cực đến cả y đức của người thầy thuốc bởi áp lực nặng nề của công việc, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng đề án “Giảm quá tải bệnh viện thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020" với kinh phí đầu tư dự kiến 25.710 tỷ đồng.
Theo đó, đề án đề xuất xây dựng mới 25 bệnh viện trên diện tích tổng cộng 94 hecta, dự kiến đưa vào sử dụng thêm 8.350 giường bệnh; đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng bệnh viện ngoài công lập; nâng cấp 14 bệnh viện và mở rộng 6 bệnh viện tại các cơ sở y tế hiện có, dự kiến đến hết năm 2020 đưa vào sử dụng thêm 5.220 giường bệnh.
Các hạng mục của đề án còn bao gồm: nâng cấp trang thiết bị y tế, hiện đại hóa các bệnh viện khu vực nội đô, bệnh viện hạng 1 để triển khai các kỹ thuật cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế; nâng cấp trang thiết bị cho các bệnh viện đa khoa tuyến huyện để đảm bảo triển khai tốt kỹ thuật đã được phân tuyến; Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ chế thu hút cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tuyến y tế cơ sở; đảm bảo chỉ tiêu cơ bản trên 8 bác sỹ/10.000 dân; 2-2,5 dược sỹ đại học/10.000 dân vào năm 2020; Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển kỹ thuật cao chuyên sâu toàn thành phố, trong đó mỗi bệnh viện đầu ngành có nhiệm vụ ứng dụng và phát triển một đến hai kỹ thuật cao; Xây dựng mô hình bệnh viện vệ tinh để hỗ trợ kỹ thuật và điều trị, đồng thời đa dạng hóa các mô hình dịch vụ khám chữa bệnh.
Ngoài ra,các quy định về phân tuyến kỹ thuật, phân tuyến điều trị cho phù hợp với năng lực khám, chữa bệnh của cơ sở khám chữa bệnh, chế độ luân phiên chuyên môn tuyến trên về tuyến dưới sẽ được xây dựng, ban hành. Đề án cũng tập trung cho việc tăng cường năng lực hoạt động của trạm y tế xã, phường; thiết lập hệ thống bác sĩ gia đình để quản lý sức khỏe ban đầu ngay tại cộng đồng, sàng lọc bệnh, hạn chế tự ý lên tuyến trên khám, điều trị không cần thiết.
Công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện. Đổi mới cơ chế tài chính bệnh viện công lập, nghiên cứu thay đổi giá viện phí cho phù hợp giữa các tuyến để hạn chế người bệnh tự ý chuyển lên tuyến trên. Thay đổi cơ chế tài chính, điều chỉnh giá dịch vụ hợp lý, bảo đảm nguồn tài chính để bệnh viện duy trì và phát triển hoạt động. Tăng tỷ trọng nguồn vốn đầu tư và nguồn kinh phí sự nghiệp cho ngành y tế cũng là một trọng tâm của đề án.
Theo tính toán của đề án, sau khi hoàn thành, 100% người dân thành phố sẽ được tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ khám chữa bệnh, các kỹ thuật phổ cập, tiên tiến ngay tại tuyến y tế cơ sở. Chất lượng điều trị các tuyến được nâng cao, đảm bảo cung cấp nhiều loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho người dân.
Các bệnh viện được tăng số giường bệnh, đảm bảo công suất sử dụng giường bệnh không vượt quá 85% giường bệnh kế hoạch, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Đề án này phấn đấu kết thúc giai đoạn 1 vào cuối năm 2015 sẽ không còn tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến thành phố./.
Tuyết Mai (TTXVN)