Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Xuân Việt cho biết thành phố đã hỗ trợ bà con nông dân các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Phú Xuân giống đậu tương vụ Hè Thu năm 2013, trị giá khoảng 5,9 tỷ đồng từ ngân sách của thành phố.
Đây cũng là chương trình nằm trong kế hoạch phát triển cây đậu tương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với định hướng đưa cây đậu tương trở thành cây hàng hóa.
Theo đó, tổng diện tích sản xuất trồng giống đậu tương Hè Thu khoảng 600ha, trong đó diện tích trồng tại huyện Phúc Thọ 280ha, tiếp đến các huyện Đan Phượng 270ha, Phú Xuyên 50ha.
Bên cạnh việc cung cấp giống đậu tương Hè Thu, Hà Nội còn tiến hành tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng đậu tương Hè Thu cho 1.600-2.000 lượt người.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện tổ chức sản xuất giống đậu tương trên địa bàn bảo đảm đủ số lượng, kịp thời vụ và chất lượng.
Sở Tài chính Hà Nội chủ động hướng dẫn, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, đúng chính sách. Các huyện trên chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội tổ chức sản xuất giống đậu tương theo chính sách hỗ trợ.
Hiện nay Việt Nam có hàng chục nhà máy sản xuất dầu đậu tương, trong đó có Nhà máy sản xuất dầu đậu tương của Công ty Cổ phần tập đoàn Quang Minh tại huyện Kim Động (Hưng Yên) có công nghệ hiện đại, công suất ép 1.000 tấn đậu/ngày.
Đặc biệt, giá đậu tương trong nước lại thấp hơn so với giá đậu tương nhập khẩu. Trong khi đó, nhu cầu cần đậu tương thương phẩm phục vụ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và dầu ăn là rất lớn.
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, năm 2010 Việt Nam nhập 2,76 triệu tấn đậu tương, trị giá 1,16 tỷ USD. Trong khi đó, sản xuất trong nước năm 2011 cao nhất chỉ đạt gần 300.000 tấn đáp ứng 7,5 % nhu cầu.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có kế hoạch sản xuất cây đậu tương vụ Đông năm 2011, phấn đấu đạt 100.000 ha, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ.
Định hướng đến 2015 và 2020 sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất đậu tương theo hướng hàng hóa. Trong đó, tập trung phát triển đậu tương đông, đậu tương xuân ở phía Bắc, nâng tổng diện tích đậu tương phía Bắc lên 200.000ha vào năm 2015; 250.000ha vào 2020 trên cơ sở áp dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng đậu tương thương phẩm./.
Đây cũng là chương trình nằm trong kế hoạch phát triển cây đậu tương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với định hướng đưa cây đậu tương trở thành cây hàng hóa.
Theo đó, tổng diện tích sản xuất trồng giống đậu tương Hè Thu khoảng 600ha, trong đó diện tích trồng tại huyện Phúc Thọ 280ha, tiếp đến các huyện Đan Phượng 270ha, Phú Xuyên 50ha.
Bên cạnh việc cung cấp giống đậu tương Hè Thu, Hà Nội còn tiến hành tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng đậu tương Hè Thu cho 1.600-2.000 lượt người.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện tổ chức sản xuất giống đậu tương trên địa bàn bảo đảm đủ số lượng, kịp thời vụ và chất lượng.
Sở Tài chính Hà Nội chủ động hướng dẫn, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, đúng chính sách. Các huyện trên chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội tổ chức sản xuất giống đậu tương theo chính sách hỗ trợ.
Hiện nay Việt Nam có hàng chục nhà máy sản xuất dầu đậu tương, trong đó có Nhà máy sản xuất dầu đậu tương của Công ty Cổ phần tập đoàn Quang Minh tại huyện Kim Động (Hưng Yên) có công nghệ hiện đại, công suất ép 1.000 tấn đậu/ngày.
Đặc biệt, giá đậu tương trong nước lại thấp hơn so với giá đậu tương nhập khẩu. Trong khi đó, nhu cầu cần đậu tương thương phẩm phục vụ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và dầu ăn là rất lớn.
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, năm 2010 Việt Nam nhập 2,76 triệu tấn đậu tương, trị giá 1,16 tỷ USD. Trong khi đó, sản xuất trong nước năm 2011 cao nhất chỉ đạt gần 300.000 tấn đáp ứng 7,5 % nhu cầu.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có kế hoạch sản xuất cây đậu tương vụ Đông năm 2011, phấn đấu đạt 100.000 ha, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ.
Định hướng đến 2015 và 2020 sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất đậu tương theo hướng hàng hóa. Trong đó, tập trung phát triển đậu tương đông, đậu tương xuân ở phía Bắc, nâng tổng diện tích đậu tương phía Bắc lên 200.000ha vào năm 2015; 250.000ha vào 2020 trên cơ sở áp dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng đậu tương thương phẩm./.
P.A (TTXVN)