Chiều 17/7, tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường sắt cho biết dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông đã hoàn thành 42 trụ cầu và đang thi công 31 trụ khác trên các đoạn tuyến Hào Nam-Hoàng Cầu, La Khê-Ba La và khu vực nút giao Vành đai 3.
Tuy nhiên dự án bị chậm tiến độ do vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.
Theo kế hoạch, trong tháng Sáu, dự án phải có đất sạch để làm đường dẫn vào Depot, nhưng hiện nay vẫn chưa giải phóng mặt bằng xong được đoạn này. Vì vậy, Ban quản lý Dự án đề nghị quận Hà Đông hoàn thành giải phóng mặt bằng trong tháng Tám.
Riêng việc di dời nghĩa trang thôn Vân Nội hoàn thành trong tháng 11; đồng thời thành phố Hà Nội cần phải chuẩn bị đủ quỹ nhà tái định cư để bố trí chỗ ở cho người dân trong diện phải giải phóng mặt bằng.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đẩy nhanh xem xét cấp phép thi công và có phương án phân luồng giao thông hợp lý trên trục Nguyễn Trãi-Trần Phú-Quang Trung-Quốc lộ 6 để có thể mở đồng thời nhiểu mũi thi công trên tuyến từ tháng Tám.
Dự kiến trong năm 2012, Dự án phải cơ bản hoàn thành công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành giải phóng mặt bằng đường dẫn vào Depot và 30% công tác giải phóng mặt bằng qua các khu dân cư; đồng thời phải hoàn thành 150 trụ cầu trên tuyến, hoàn thành xử lý nền đất yếu khu vực Depot và hoàn thành công tác chuẩn bị cho đào tạo nhân lực quản lý, vận hành Dự án sau khi đưa vào khai thác.
Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông chính thức khởi công ngày 10/10/2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014, sẽ cho chạy thử toàn tuyến vào đầu năm 2015 và đưa Dự án vào khai thác sử dụng trong quý II năm 2015.
Chiều dài toàn tuyến là 13,05km đường sắt trên cao với 12 nhà ga từ Cát Linh đến bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông), có tốc độ chạy tàu tối đa 80km/giờ; thời gian tàu chạy từ Cát Linh đến Hà Đông (và ngược lại) là 23,62 phút; lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/giờ tương đương với 1.020.000 người/ngày. Đây là tuyến đường sắt được đầu tư từ nguồn vốn vay nước ngoài và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ có mức tổng đầu tư là 8.770 tỷ đồng.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sau khi hoàn thành sẽ đóng vai trò nòng cốt cho giao thông công cộng, cùng với mạng lưới xe buýt nhanh sẽ giải quyết cơ bản vấn đề tắc nghẽn giao thông tại Thủ đô Hà Nội và phấn đấu đạt mục tiêu giao thông công cộng đáp ứng được 35-45% nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô./.
Tuy nhiên dự án bị chậm tiến độ do vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.
Theo kế hoạch, trong tháng Sáu, dự án phải có đất sạch để làm đường dẫn vào Depot, nhưng hiện nay vẫn chưa giải phóng mặt bằng xong được đoạn này. Vì vậy, Ban quản lý Dự án đề nghị quận Hà Đông hoàn thành giải phóng mặt bằng trong tháng Tám.
Riêng việc di dời nghĩa trang thôn Vân Nội hoàn thành trong tháng 11; đồng thời thành phố Hà Nội cần phải chuẩn bị đủ quỹ nhà tái định cư để bố trí chỗ ở cho người dân trong diện phải giải phóng mặt bằng.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đẩy nhanh xem xét cấp phép thi công và có phương án phân luồng giao thông hợp lý trên trục Nguyễn Trãi-Trần Phú-Quang Trung-Quốc lộ 6 để có thể mở đồng thời nhiểu mũi thi công trên tuyến từ tháng Tám.
Dự kiến trong năm 2012, Dự án phải cơ bản hoàn thành công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành giải phóng mặt bằng đường dẫn vào Depot và 30% công tác giải phóng mặt bằng qua các khu dân cư; đồng thời phải hoàn thành 150 trụ cầu trên tuyến, hoàn thành xử lý nền đất yếu khu vực Depot và hoàn thành công tác chuẩn bị cho đào tạo nhân lực quản lý, vận hành Dự án sau khi đưa vào khai thác.
Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông chính thức khởi công ngày 10/10/2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014, sẽ cho chạy thử toàn tuyến vào đầu năm 2015 và đưa Dự án vào khai thác sử dụng trong quý II năm 2015.
Chiều dài toàn tuyến là 13,05km đường sắt trên cao với 12 nhà ga từ Cát Linh đến bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông), có tốc độ chạy tàu tối đa 80km/giờ; thời gian tàu chạy từ Cát Linh đến Hà Đông (và ngược lại) là 23,62 phút; lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/giờ tương đương với 1.020.000 người/ngày. Đây là tuyến đường sắt được đầu tư từ nguồn vốn vay nước ngoài và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ có mức tổng đầu tư là 8.770 tỷ đồng.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sau khi hoàn thành sẽ đóng vai trò nòng cốt cho giao thông công cộng, cùng với mạng lưới xe buýt nhanh sẽ giải quyết cơ bản vấn đề tắc nghẽn giao thông tại Thủ đô Hà Nội và phấn đấu đạt mục tiêu giao thông công cộng đáp ứng được 35-45% nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô./.
Trần Thị Hồng (TTXVN)