Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố đã thành lập hai đội trật tự xã hội số 1 và số 2 (thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội số I và II) để trực tiếp thực hiện việc tập trung người xin ăn tại các khu vực trọng điểm của thành phố.
Đây là việc làm nhằm đảm bảo trật tự xã hội và mỹ quan đô thị, nhất là trong dịp diễn ra các sự kiện có ý nghĩa trọng đại của đất nước trong năm nay.
Các đối tượng được tập trung trong đợt này là người lang thang xin ăn, kể cả người đi kèm; người tâm thần lang thang; người lang thang ốm yếu suy kiệt và người tàn tật, già yếu... lang thang trên địa bàn thành phố, sẽ được đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc bệnh viện tâm thần để nuôi dưỡng, khám điều trị và chuyển trả về gia đình, địa phương.
Thời gian nuôi dưỡng, giáo dục, chữa bệnh cho các đối tượng trên được thực hiện theo quy định của thành phố (Quyết định 90/QĐ-UBND ngày 16/7/2009). Riêng người tàn tật, già yếu lang thang không nhớ địa chỉ cư trú thì các Trung tâm bảo trợ xã hội I và II tiếp nhận nuôi dưỡng và tiếp tục tìm hiểu địa chỉ, thân nhân, tạo điều kiện cho đối tượng trở về gia đình.
Để hỗ trợ cho công tác này thực hiện có hiệu quả, Ủy ban Nhân dân Thành phố cũng quyết định dùng ngân sách thành phố và ngân sách quận, huyện, thị xã, xã, phường chi trả các hoạt động liên quan đến công việc này.
Được biết, trong năm 2009, toàn thành phố đã tập trung được 1.080 đối tượng lang thang, bao gồm 477 người xin ăn và 603 người tâm thần, người lang thang ốm yếu, suy kiệt. Trong ba tháng đầu năm 2010, thành phố đã tập trung được 239 đối tượng lang thang./.
Đây là việc làm nhằm đảm bảo trật tự xã hội và mỹ quan đô thị, nhất là trong dịp diễn ra các sự kiện có ý nghĩa trọng đại của đất nước trong năm nay.
Các đối tượng được tập trung trong đợt này là người lang thang xin ăn, kể cả người đi kèm; người tâm thần lang thang; người lang thang ốm yếu suy kiệt và người tàn tật, già yếu... lang thang trên địa bàn thành phố, sẽ được đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc bệnh viện tâm thần để nuôi dưỡng, khám điều trị và chuyển trả về gia đình, địa phương.
Thời gian nuôi dưỡng, giáo dục, chữa bệnh cho các đối tượng trên được thực hiện theo quy định của thành phố (Quyết định 90/QĐ-UBND ngày 16/7/2009). Riêng người tàn tật, già yếu lang thang không nhớ địa chỉ cư trú thì các Trung tâm bảo trợ xã hội I và II tiếp nhận nuôi dưỡng và tiếp tục tìm hiểu địa chỉ, thân nhân, tạo điều kiện cho đối tượng trở về gia đình.
Để hỗ trợ cho công tác này thực hiện có hiệu quả, Ủy ban Nhân dân Thành phố cũng quyết định dùng ngân sách thành phố và ngân sách quận, huyện, thị xã, xã, phường chi trả các hoạt động liên quan đến công việc này.
Được biết, trong năm 2009, toàn thành phố đã tập trung được 1.080 đối tượng lang thang, bao gồm 477 người xin ăn và 603 người tâm thần, người lang thang ốm yếu, suy kiệt. Trong ba tháng đầu năm 2010, thành phố đã tập trung được 239 đối tượng lang thang./.
Thanh Bình (Vietnam+)