Trước tình hình thời tiết phức tạp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo chính quyền các quận huyện cần chỉ đạo, động viên nông dân gặt ngay các đồng lúa đã chín để tránh bị thiệt hại nếu trong những ngày tới Hà Nội có mưa to.
Gặt lúa để chạy bão Chủ tịch yêu cầu có phương án tương trợ nhau gặt lúa ở những thửa ruộng đã chín, trong trường hợp thiếu nhân lực, cần huy động lực lượng quân đội trên địa bàn xuống giúp dân gặt lúa ngay. Tại cuộc họp khẩn cấp của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội, chiều 30/9, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các địa phương, lực lượng chức năng lưu ý bảo đảm an toàn các hồ chứa ở khu vực ngoại thành và chống úng ngập cục bộ tại các khu dân cư, các ”điểm đen” dễ xảy ra ngập tại các tuyến phố khi có mưa to. Đặc biệt, theo Đài dự báo Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, trong đêm 30/9 và ngày 1/10, Hà Nội còn có mưa, có nơi mưa vừa và mưa to, các lực lượng chức năng cần chú ý kiểm soát và cảnh giới kịp thời, hướng dẫn, phân luồng, phân tuyến tại các điểm dễ bị úng ngập, tránh để xảy ra tai nạn hoặc ùn tắc trên các tuyến đường của Thủ đô. Đến thời điểm này, hơn 100.000ha lúa mùa của Hà Nội mới chỉ gặt được trên 20% diện tích; tập trung chủ yếu ở các huyện có truyền thống trồng cây vụ đông tốt như Ba Vì, Phúc Thọ... Do đó, nếu trong đêm nay và ngày mai, Hà Nội có mưa to và gió giật cục bộ, lúa ngoài đồng rất dễ bị đổ rạp, ảnh hưởng đến năng suất. Điều đáng lo ngại là, ở một số nơi, dù lúa đã chín, có thể gặt được nhưng nông dân vẫn chưa gặt với lý do trời mưa, nhà chật, gặt về không có chỗ phơi.
Kịp thời ứng phó tình trạng ngập lụt Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội, hiện nay nhiều hồ chứa trên địa bàn Hà Nội đã ở mức cao, một số hồ đã tràn và tự chảy như hồ Đồng Sương mức nước đạt 18,21m (trong khi dung tích thiết kế là 18,2m); hồ Văn Sơn 19,5/19,5m; hồ Suối Hai 25,07/24,85m. Các đơn vị quản lý hồ đang tiếp tục theo dõi để có các biện pháp ứng phó hợp lý, bảo đảm an toàn hệ thống hồ chứa. Ngoài ra, các công ty thủy lợi, công ty thoát nước đã chủ động tiêu thoát nước đệm, vận hành các hệ thống tiêu tự chảy, các trạm bơm tiêu... để phòng chống úng ngập khi có mưa lớn trong những ngày tới. Đối với khu vực nội thành, hiện đã có 16 cây xanh các loại như muồng, phượng, trứng cá... ở 13 tuyến phố bị đổ song đã được đơn vị có chức năng thu dọn kịp thời. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo đã trực tiếp kiểm tra việc thi công nạo vét sông Kim Ngưu, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và Trạm bơm Yên Sở.
Gặt lúa để chạy bão Chủ tịch yêu cầu có phương án tương trợ nhau gặt lúa ở những thửa ruộng đã chín, trong trường hợp thiếu nhân lực, cần huy động lực lượng quân đội trên địa bàn xuống giúp dân gặt lúa ngay. Tại cuộc họp khẩn cấp của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội, chiều 30/9, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các địa phương, lực lượng chức năng lưu ý bảo đảm an toàn các hồ chứa ở khu vực ngoại thành và chống úng ngập cục bộ tại các khu dân cư, các ”điểm đen” dễ xảy ra ngập tại các tuyến phố khi có mưa to. Đặc biệt, theo Đài dự báo Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, trong đêm 30/9 và ngày 1/10, Hà Nội còn có mưa, có nơi mưa vừa và mưa to, các lực lượng chức năng cần chú ý kiểm soát và cảnh giới kịp thời, hướng dẫn, phân luồng, phân tuyến tại các điểm dễ bị úng ngập, tránh để xảy ra tai nạn hoặc ùn tắc trên các tuyến đường của Thủ đô. Đến thời điểm này, hơn 100.000ha lúa mùa của Hà Nội mới chỉ gặt được trên 20% diện tích; tập trung chủ yếu ở các huyện có truyền thống trồng cây vụ đông tốt như Ba Vì, Phúc Thọ... Do đó, nếu trong đêm nay và ngày mai, Hà Nội có mưa to và gió giật cục bộ, lúa ngoài đồng rất dễ bị đổ rạp, ảnh hưởng đến năng suất. Điều đáng lo ngại là, ở một số nơi, dù lúa đã chín, có thể gặt được nhưng nông dân vẫn chưa gặt với lý do trời mưa, nhà chật, gặt về không có chỗ phơi.
Kịp thời ứng phó tình trạng ngập lụt Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội, hiện nay nhiều hồ chứa trên địa bàn Hà Nội đã ở mức cao, một số hồ đã tràn và tự chảy như hồ Đồng Sương mức nước đạt 18,21m (trong khi dung tích thiết kế là 18,2m); hồ Văn Sơn 19,5/19,5m; hồ Suối Hai 25,07/24,85m. Các đơn vị quản lý hồ đang tiếp tục theo dõi để có các biện pháp ứng phó hợp lý, bảo đảm an toàn hệ thống hồ chứa. Ngoài ra, các công ty thủy lợi, công ty thoát nước đã chủ động tiêu thoát nước đệm, vận hành các hệ thống tiêu tự chảy, các trạm bơm tiêu... để phòng chống úng ngập khi có mưa lớn trong những ngày tới. Đối với khu vực nội thành, hiện đã có 16 cây xanh các loại như muồng, phượng, trứng cá... ở 13 tuyến phố bị đổ song đã được đơn vị có chức năng thu dọn kịp thời. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo đã trực tiếp kiểm tra việc thi công nạo vét sông Kim Ngưu, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và Trạm bơm Yên Sở.
Theo Phó giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, 4 quận nội thành gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa đã hoàn thành việc nạo vét toàn bộ hệ thống cống thoát nước; một số quận như Cầu Giấy, Thanh Xuân… đã hoàn thành một phần. Các hồ chứa trong khu vực nội thành cũng đã được đưa về cốt nước nhằm hỗ trợ hiệu quả nhất cho thoát nước trong trường hợp mưa lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp mưa lớn, ở khu vực nội thành vẫn còn một số điểm ngập úng cục bộ nghiêm trọng như phố Cao Bá Quát (do cốt đường và cốt nhà quá thấp, thấp hơn cả quận Thanh Xuân), khu vực Nguyễn Khuyến và ngã năm Bà Triệu-Nguyễn Du.... |
(TTXVN/Vietnam+)