Tại Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Liên đoàn lao động và đại diện sở, ngành, huyện Mê Linh đã có buổi đối thoại với công nhân lao động các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội để nắm bắt và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là người lao động.
Tại buổi tiếp xúc, gần 100 công nhân, cán bộ công đoàn đại diện cho hơn 135.000 công nhân ở 8 khu công nghiệp và khu chế xuất của thành phố đã phản ánh nhiều vấn đề bất cập trong bảo đảm đời sống, chế độ chính sách đối với người lao động và những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của doanh nghiệp; trong đó, các ý kiến tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính như: Chế độ chính sách, quyền lợi của người lao động; nhà ở cho công nhân, nhà mẫu giáo, trường tiểu học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí; vấn đề xử lý rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt; điện chiếu sáng; an ninh trật tự.
Cụ thể, theo phản ánh của người lao động, công tác thanh toán bảo hiểm xã hội còn quá chậm, nay đã giữa tháng 5 nhưng Bảo hiểm xã hội thành phố mới thanh toán cho những trường hợp ốm đau, thai sản đến tháng 10/2012, ảnh hưởng tới đời sống của công nhân lao động. Mặt khác, cơ quan bảo hiểm không thông tin đầy đủ, kịp thời về những thay đổi trong thủ tục hành chính tới các cơ quan, đơn vị khiến người lao động phải đi lại nhiều lần rất vất vả và tốn thời gian.
Vấn đề nhà cũng là nhu cầu bức xúc trong công nhân lao động. Bởi thực tế hiện nay, chỉ tính khu công nghiệp Bắc Thăng Long có gần 60.000 lao động làm việc, trong khi đó, dự án thí điểm khu nhà ở công nhân lao động tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh mới đáp ứng khoảng hơn 10.000 chỗ ở. công nhân lao động phải thuê nhà trọ ở bên ngoài vừa không đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tài sản, lại phải trả phí rất cao.
Đơn cử như thuê phòng trọ tại thôn Bầu, xã Hải Bối diện tích khoảng 10m2, giá khoảng 600.000 đồng, cộng với tiền nước sạch sinh hoạt 12.000 đồng/m3, với đồng lương thấp như hiện nay không thể đảm bảo cuộc sống hàng ngày của công nhân lao động.
Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp và người lao động đề nghị thành phố quan tâm đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động thuê, trong đó có nhà trẻ, mẫu giáo, căngtin, nhà văn hóa, sân thể thao để công nhân ổn định cuộc sống và nâng cao đời sống tinh thần.
Cũng tại buổi đối thoại, đại diện công nhân lao động Công ty Trách nhiệm hữu hạn Canon Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long) phản ánh, tình hình giao thông từ khu ký túc xá của công nhân vào khu công nghiệp trong giờ cao điểm quá đông, không đảm bảo an toàn giao thông; hệ thống điện chiếu sáng trên nhiều tuyến đường từ bến xe buýt công cộng đến khu công nghiệp chưa được đấu nối dẫn đến việc nhiều công nhân nữ đi làm ca, làm thêm buổi tối bị các đối tượng xấu chọc ghẹo gây ra tâm lý lo sợ. Hay tại Khu công nghiệp Quang Minh, nhiều doanh nghiệp kiến nghị, đường trong khu công nghiệp không có vỉa hè gây mất an toàn công nhân khi tan ca; đoạn đường gom đi trong khu công nghiệp không hợp lý gây lãng phí thời gian, chi phí đi lại của công nhân cũng như doanh nghiệp; việc ký hợp đồng đấu nối xả thải còn nhiều khó khăn.
Đại diện Công ty điện tử Meiko cũng kiến nghị , t ừ nhiều năm nay công ty muốn bỏ vốn ra tự xây nhà ở cho công nhân nhưng đến nay vẫn chưa được cấp phép xây dựng; đồng thời, việc cắt điện tùy tiện, không báo trước của ngành điện xảy ra thường xuyên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sản xuất của công ty.
Đặc biệt, ý kiến chung của các doanh nghiệp Khu công nghiệp Quang Minh, Nội Bài, Thạch Thất, Quốc Oai cho thấy có sự chồng chéo trong việc giải quyết thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, kể cả vấn đề thanh kiểm tra. Có nhiều tháng doanh nghiệp phải tiếp hàng chục đoàn thanh kiểm tra của các cơ quan, ban, ngành thành phố và quận, huyện khiến doanh nghiệp không còn thời gian để hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng kiến nghị tất cả các thủ tục hành chính nên quy về một mối là Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Trước những kiến nghị, phản ánh của người lao động và doanh nghiệp, đại diện các ngành: Bảo hiểm xã hội, Xây dựng, Lao động thương binh và xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất, chính quyền huyện Mê Linh cam kết xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Văn Sửu đã chia sẻ với những khó khăn của công nhân lao động tại các khu công nghiệp và chế xuất và cho biết, đối với việc xây dựng các công trình văn hóa xã hội, thành phố đã đầu tư xây dựng bệnh viện 1.000 giường trên địa bàn huyện Mê Linh, trong giai đoạn một sẽ xây dựng 500 giường, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng đã thực hiện. Đồng thời bệnh viện 200 giường tại địa bàn huyện Mê Linh cũng đang được tu sửa nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân và công nhân lao động. Riêng về vấn đề xây dựng trường học, khu vui chơi giải trí, thành phố sẽ quan tâm đầu tư xây dựng, hiện tại con em của công nhân lao động có thể gửi vào học tại các trường công lập trên địa bàn làm việc.
Trường hợp cấp giấy phép xây dựng nhà ở cho Công ty Điện tử Meiko, Phó Chủ tịch giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Ủy ban Nhân dân huyện Thạch Thất xem xét, hướng dẫn thủ tục và cấp phép xây dựng cho Công ty trước ngày 31/5.
Đối với khu công nghiệp Quang Minh, Phó Chủ tịch đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cân đối tài chính việc giải phóng mặt bằng, trình Ủy ban Nhân dân thành phố trong 5/2013 để có phương án triển khai; đồng thời đề nghị các công ty trong khu công nghiệp nhanh chóng ký hợp đồng đấu nối đường nước thải, không để gây ảnh hưởng tới môi trường. Lãnh đạo thành phố giao Sở Giao thông vận tải làm cầu vượt đi bộ qua khu công nghiệp; Sở Xây dựng và Ban quản lý các khu công nghiệp - chế xuất xem xét việc đường không có vỉa hè để giải quyết.
Phó Chủ tịch cũng đề nghị ngành Điện lực khi cắt điện phải thông báo lịch cụ thể cho các công ty, tránh để gây ra thiệt hại, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế; ngành Ngân hàng cần bố trí thêm các cây rút tiền tại các khu công nghiệp; Công an thành phố cần tăng cường lực lượng, thường xuyên tuần tra để đảm bảo an ninh tại các khu nhà trọ và khu công nghiệp, chế xuất./.
Tại buổi tiếp xúc, gần 100 công nhân, cán bộ công đoàn đại diện cho hơn 135.000 công nhân ở 8 khu công nghiệp và khu chế xuất của thành phố đã phản ánh nhiều vấn đề bất cập trong bảo đảm đời sống, chế độ chính sách đối với người lao động và những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của doanh nghiệp; trong đó, các ý kiến tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính như: Chế độ chính sách, quyền lợi của người lao động; nhà ở cho công nhân, nhà mẫu giáo, trường tiểu học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí; vấn đề xử lý rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt; điện chiếu sáng; an ninh trật tự.
Cụ thể, theo phản ánh của người lao động, công tác thanh toán bảo hiểm xã hội còn quá chậm, nay đã giữa tháng 5 nhưng Bảo hiểm xã hội thành phố mới thanh toán cho những trường hợp ốm đau, thai sản đến tháng 10/2012, ảnh hưởng tới đời sống của công nhân lao động. Mặt khác, cơ quan bảo hiểm không thông tin đầy đủ, kịp thời về những thay đổi trong thủ tục hành chính tới các cơ quan, đơn vị khiến người lao động phải đi lại nhiều lần rất vất vả và tốn thời gian.
Vấn đề nhà cũng là nhu cầu bức xúc trong công nhân lao động. Bởi thực tế hiện nay, chỉ tính khu công nghiệp Bắc Thăng Long có gần 60.000 lao động làm việc, trong khi đó, dự án thí điểm khu nhà ở công nhân lao động tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh mới đáp ứng khoảng hơn 10.000 chỗ ở. công nhân lao động phải thuê nhà trọ ở bên ngoài vừa không đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tài sản, lại phải trả phí rất cao.
Đơn cử như thuê phòng trọ tại thôn Bầu, xã Hải Bối diện tích khoảng 10m2, giá khoảng 600.000 đồng, cộng với tiền nước sạch sinh hoạt 12.000 đồng/m3, với đồng lương thấp như hiện nay không thể đảm bảo cuộc sống hàng ngày của công nhân lao động.
Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp và người lao động đề nghị thành phố quan tâm đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động thuê, trong đó có nhà trẻ, mẫu giáo, căngtin, nhà văn hóa, sân thể thao để công nhân ổn định cuộc sống và nâng cao đời sống tinh thần.
Cũng tại buổi đối thoại, đại diện công nhân lao động Công ty Trách nhiệm hữu hạn Canon Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long) phản ánh, tình hình giao thông từ khu ký túc xá của công nhân vào khu công nghiệp trong giờ cao điểm quá đông, không đảm bảo an toàn giao thông; hệ thống điện chiếu sáng trên nhiều tuyến đường từ bến xe buýt công cộng đến khu công nghiệp chưa được đấu nối dẫn đến việc nhiều công nhân nữ đi làm ca, làm thêm buổi tối bị các đối tượng xấu chọc ghẹo gây ra tâm lý lo sợ. Hay tại Khu công nghiệp Quang Minh, nhiều doanh nghiệp kiến nghị, đường trong khu công nghiệp không có vỉa hè gây mất an toàn công nhân khi tan ca; đoạn đường gom đi trong khu công nghiệp không hợp lý gây lãng phí thời gian, chi phí đi lại của công nhân cũng như doanh nghiệp; việc ký hợp đồng đấu nối xả thải còn nhiều khó khăn.
Đại diện Công ty điện tử Meiko cũng kiến nghị , t ừ nhiều năm nay công ty muốn bỏ vốn ra tự xây nhà ở cho công nhân nhưng đến nay vẫn chưa được cấp phép xây dựng; đồng thời, việc cắt điện tùy tiện, không báo trước của ngành điện xảy ra thường xuyên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sản xuất của công ty.
Đặc biệt, ý kiến chung của các doanh nghiệp Khu công nghiệp Quang Minh, Nội Bài, Thạch Thất, Quốc Oai cho thấy có sự chồng chéo trong việc giải quyết thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, kể cả vấn đề thanh kiểm tra. Có nhiều tháng doanh nghiệp phải tiếp hàng chục đoàn thanh kiểm tra của các cơ quan, ban, ngành thành phố và quận, huyện khiến doanh nghiệp không còn thời gian để hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng kiến nghị tất cả các thủ tục hành chính nên quy về một mối là Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Trước những kiến nghị, phản ánh của người lao động và doanh nghiệp, đại diện các ngành: Bảo hiểm xã hội, Xây dựng, Lao động thương binh và xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất, chính quyền huyện Mê Linh cam kết xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Văn Sửu đã chia sẻ với những khó khăn của công nhân lao động tại các khu công nghiệp và chế xuất và cho biết, đối với việc xây dựng các công trình văn hóa xã hội, thành phố đã đầu tư xây dựng bệnh viện 1.000 giường trên địa bàn huyện Mê Linh, trong giai đoạn một sẽ xây dựng 500 giường, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng đã thực hiện. Đồng thời bệnh viện 200 giường tại địa bàn huyện Mê Linh cũng đang được tu sửa nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân và công nhân lao động. Riêng về vấn đề xây dựng trường học, khu vui chơi giải trí, thành phố sẽ quan tâm đầu tư xây dựng, hiện tại con em của công nhân lao động có thể gửi vào học tại các trường công lập trên địa bàn làm việc.
Trường hợp cấp giấy phép xây dựng nhà ở cho Công ty Điện tử Meiko, Phó Chủ tịch giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Ủy ban Nhân dân huyện Thạch Thất xem xét, hướng dẫn thủ tục và cấp phép xây dựng cho Công ty trước ngày 31/5.
Đối với khu công nghiệp Quang Minh, Phó Chủ tịch đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cân đối tài chính việc giải phóng mặt bằng, trình Ủy ban Nhân dân thành phố trong 5/2013 để có phương án triển khai; đồng thời đề nghị các công ty trong khu công nghiệp nhanh chóng ký hợp đồng đấu nối đường nước thải, không để gây ảnh hưởng tới môi trường. Lãnh đạo thành phố giao Sở Giao thông vận tải làm cầu vượt đi bộ qua khu công nghiệp; Sở Xây dựng và Ban quản lý các khu công nghiệp - chế xuất xem xét việc đường không có vỉa hè để giải quyết.
Phó Chủ tịch cũng đề nghị ngành Điện lực khi cắt điện phải thông báo lịch cụ thể cho các công ty, tránh để gây ra thiệt hại, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế; ngành Ngân hàng cần bố trí thêm các cây rút tiền tại các khu công nghiệp; Công an thành phố cần tăng cường lực lượng, thường xuyên tuần tra để đảm bảo an ninh tại các khu nhà trọ và khu công nghiệp, chế xuất./.
Minh Nghĩa (TTXVN)