Hà Nội điều chỉnh lộ trình, biểu đồ và tần suất hàng loạt các tuyến xe buýt

Hàng loạt các tuyến xe buýt của Hà Nội đã được thực hiện điều chỉnh lộ trình hoạt động, biểu đồ và tần suất chạy xe nhằm tối ưu hóa mạng lưới vận tải hành khách công cộng.

Xe buýt Hà Nội vẫn là phương tiện vận tải công cộng chủ lực của thành phố Hà Nội. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Xe buýt Hà Nội vẫn là phương tiện vận tải công cộng chủ lực của thành phố Hà Nội. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng công ty từ ngày hôm nay (1/4).

Theo đó, Transerco tổ chức lại nhánh tuyến 22A-B-C và nhánh tuyến 52A-B thành 3 tuyến gồm tuyến 22A: Bến xe Gia Lâm - Khu đô thị Kiến Hưng; tuyến 22B: Bến xe Giáp Bát - Đô Nghĩa; tuyến 52: Công viên Thống Nhất - Lệ Chi (Gia Lâm)

Tổng công ty cũng thực hiện điều chỉnh điểm đầu cuối, vị trí đỗ đầu cuối 4 tuyến buýt như tuyến 06B: Bến xe Giáp Bát - Hồng Vân (thôn Cẩm Cơ, xã Hồng Vân, Thường Tín); tuyến 100: Long Biên - Đặng Xá (Gia Lâm); tuyến 26: Mai Động (gần cổng vào Xí nghiệp Xe khách Nam) - Sân vận động Quốc gia; tuyến 38: Nam Thăng Long - Mai Động (gần cổng vào Xí nghiệp Xe khách Nam); điều chỉnh lộ trình vận hành 6 tuyến xe buýt (03B, 89, 30, 104, 98, 23).

Ngoài ra, Tổng công ty Vận tải Hà Nội cũng điều chỉnh chỉ tiêu phương tiện hoạt động, biểu đồ chạy xe, tần suất của 14 tuyến xe buýt; điều chỉnh chỉ tiêu dịch vụ, biểu đồ chạy xe, tần suất hoạt động và giờ đóng, mở bến của 44 tuyến.

Trong thời gian vừa qua, Transerco đã đưa vào vận hành, khai thác hàng loạt các tuyến xe buýt điện theo đúng chỉ đạo của thành phố Hà Nội.

Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội, Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã đưa vào vận hành tuyến số 39, 47 sử dụng xe buýt điện trung bình từ ngày 18/1; tuyến buýt số 05 đưa vào vận hành thí điểm từ ngày 1/2.

Kể từ khi đi vào hoạt động thí điểm, ông Thái Hồ Phương, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội đánh giá, hầu hết hành khách có thái độ rất hài lòng về dịch vụ của các tuyến xe buýt điện, đây là một tín hiệu tích cực, đáng mừng đối với lĩnh vực vận tải hành khách công cộng trong những năm gần đây.

Ngoài ra, theo dư luận xã hội đánh giá đã có sự thay đổi lớn về văn hoá dịch vụ khi nhân viên phục vụ trên xe buýt chào đón hành khách “xin chào”, “xin cảm ơn” tạo nên hình ảnh đẹp, thân thiện về dịch vụ, gây thiện cảm cho hành khách muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ cũng như tham gia phương tiện công cộng thường xuyên hơn./.

(Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ô tô đỗ ngang nhiên trên vỉa hè phố Hàng Trống, Hoàn Kiếm. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo Điều 12 của NĐ 168 (ảnh chụp ngày 29/3). (Ảnh: Lê Đông/TTXVN)

Thực hiện Nghị định 168: Hà Nội cần xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè

Sau 3 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024, tình hình giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng lòng đường, vỉa hè để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày bán hàng hóa, đỗ xe ôtô trên vỉa hè gây cản trở giao thông cho người đi bộ,... vẫn tái diễn.