Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án phát triển kỹ thuật ghép bộ phận cơ thể người giai đoạn 1 từ nay đến năm 2015 với tổng kinh phí đầu tư 34,1 tỷ đồng nhằm xây dựng nền tảng và triển khai kỹ thuật ghép các bộ phận cơ thể, giúp thêm nhiều bệnh nhân được điều trị ghép thận tại chỗ, giảm bớt chi phí do phải ra nước ngoài.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các phòng, ban, cơ quan Văn phòng Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và các đơn vị trong ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công chủ động tham mưu, đề xuất và xây dựng phương án triển khai thực hiện các nội dung liên quan theo đề án đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Để thực hiện đề án, ngành xây dựng cơ chế chính sách phát triển ghép bộ phận cơ thể người, đảm bảo nguồn lực về cơ sở hạ tầng, cải tạo cơ sở hạ tầng trên cơ sở hiện có của bệnh viện đa khoa Xanh Pôn để triển khai phương án ghép thận.
Giai đoạn sau năm 2015 sẽ xây dựng Trung tâm Cấp cứu với ngân hàng tạng để cung cấp nguồn tạng.
Bằng nguồn kinh phí từ ngân sách thành phố, Hà Nội tăng cường huy động các nguồn hỗ trợ từ trung ương, hợp tác Quốc tế và nguồn tài trợ của các doanh nghiệp để đầu tư đồng bộ trang thiết bị, vật tư và tập trung đào tạo nguồn nhân lực cán bộ theo các lĩnh vực phẫu thuật lấy tạng, rửa tạng, xét nghiệm miễn dịch, sinh hóa, vi sinh..., chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, ghép bộ phận cơ thể người, theo dõi, điều trị hậu phẫu.
Việc đào tạo nguồn nhân lực được tiến hành song song cả đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài, đào tạo tại chỗ.
Đồng thời ngành Y tế cũng xây dựng các tiêu chí, quy trình khám chữa bệnh như tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện phục vụ ghép bộ phận cơ thể người; quy chuẩn về cơ sở hạ tầng để thực hiện ghép bộ phận cơ thể người; quy trình phối hợp giữa các bệnh viện trong triển khai ghép bộ phận cơ thể người; quy trình sàng lọc người bệnh, đảm bảo ghép bộ phận cơ thể người an toàn; quy trình lấy tạng từ người hiến tặng và bảo quản tạng; ứng dụng công nghệ thông tin từ khâu tiếp nhận người bệnh đến khám sàng lọc, quản lý, điều trị và quá trình theo dõi sau ghép bộ phận cơ thể người.
Để đảm bảo nguồn cung tạng, ngành cũng nâng cao chất lượng hoạt động cấp cứu chấn thương trước viện để có được tạng ở những người chết não, phát triển kỹ thuật bảo quản tạng; xây dựng Trung tâm cấp cứu thành phố có năng lực cấp cứu chấn thương trước viện và từng bước hình thành ngân hàng mô, tạng; xây dựng quy trình lấy tạng hiến tặng.
Ngoài ra, ngành Y tế cũng tăng cường tuyên truyền về ghép bộ phận cơ thể người và khả năng ghép bộ phận cơ thể người của thành phố cũng như truyền thông thay đổi nhận thức của người dân về cho, nhận tạng; nâng cao trách nhiệm của gia đình, xã hội và các cấp, ngành trong hoạt động hiến tạng của người./.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các phòng, ban, cơ quan Văn phòng Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và các đơn vị trong ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công chủ động tham mưu, đề xuất và xây dựng phương án triển khai thực hiện các nội dung liên quan theo đề án đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Để thực hiện đề án, ngành xây dựng cơ chế chính sách phát triển ghép bộ phận cơ thể người, đảm bảo nguồn lực về cơ sở hạ tầng, cải tạo cơ sở hạ tầng trên cơ sở hiện có của bệnh viện đa khoa Xanh Pôn để triển khai phương án ghép thận.
Giai đoạn sau năm 2015 sẽ xây dựng Trung tâm Cấp cứu với ngân hàng tạng để cung cấp nguồn tạng.
Bằng nguồn kinh phí từ ngân sách thành phố, Hà Nội tăng cường huy động các nguồn hỗ trợ từ trung ương, hợp tác Quốc tế và nguồn tài trợ của các doanh nghiệp để đầu tư đồng bộ trang thiết bị, vật tư và tập trung đào tạo nguồn nhân lực cán bộ theo các lĩnh vực phẫu thuật lấy tạng, rửa tạng, xét nghiệm miễn dịch, sinh hóa, vi sinh..., chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, ghép bộ phận cơ thể người, theo dõi, điều trị hậu phẫu.
Việc đào tạo nguồn nhân lực được tiến hành song song cả đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài, đào tạo tại chỗ.
Đồng thời ngành Y tế cũng xây dựng các tiêu chí, quy trình khám chữa bệnh như tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện phục vụ ghép bộ phận cơ thể người; quy chuẩn về cơ sở hạ tầng để thực hiện ghép bộ phận cơ thể người; quy trình phối hợp giữa các bệnh viện trong triển khai ghép bộ phận cơ thể người; quy trình sàng lọc người bệnh, đảm bảo ghép bộ phận cơ thể người an toàn; quy trình lấy tạng từ người hiến tặng và bảo quản tạng; ứng dụng công nghệ thông tin từ khâu tiếp nhận người bệnh đến khám sàng lọc, quản lý, điều trị và quá trình theo dõi sau ghép bộ phận cơ thể người.
Để đảm bảo nguồn cung tạng, ngành cũng nâng cao chất lượng hoạt động cấp cứu chấn thương trước viện để có được tạng ở những người chết não, phát triển kỹ thuật bảo quản tạng; xây dựng Trung tâm cấp cứu thành phố có năng lực cấp cứu chấn thương trước viện và từng bước hình thành ngân hàng mô, tạng; xây dựng quy trình lấy tạng hiến tặng.
Ngoài ra, ngành Y tế cũng tăng cường tuyên truyền về ghép bộ phận cơ thể người và khả năng ghép bộ phận cơ thể người của thành phố cũng như truyền thông thay đổi nhận thức của người dân về cho, nhận tạng; nâng cao trách nhiệm của gia đình, xã hội và các cấp, ngành trong hoạt động hiến tạng của người./.
Tuyết Mai (TTXVN)