Một kế hoạch hoạt động an toàn giao thông quy mô từ năm 2011-2015 vừa được đem ra “mổ xẻ” tại hội thảo về an toàn giao thông lần thứ 7 do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức.
Để kiềm chế được tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trong 5 năm tới, Hà Nội cần trên 1.200 tỷ đồng để tạo thói quen tuân thủ luật lệ cho mọi người dân khi tham gia giao thông, giảm thiểu số vụ và số người chết vì tai nạn giao thông, nâng cao năng lực đảm bảo an toàn giao thông cho cơ quan chuyên ngành.
Tuy nhiên, với mức đầu tư lớn như vậy, hiệu quả liệu có đạt như mục tiêu đề ra trong bối cảnh giao thông Thủ đô hiện đang “dọc ngang bàn cờ”!
Tách làn phương tiện
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, để cải thiện giao thông cho Thủ đô, tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo an toàn giao thông từ nay đến năm 2015, Hà Nội cần phải nghiên cứu cải tạo 177 điểm đen và 75 nút giao thông thường xuyên có nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông.
Hình thức cải tạo là đặt biển hạn chế tốc độ, sơn kẻ, sơn gờ giảm tốc; lắp các thiết bị cảnh báo như biển phản quang, cột phân làn; cải tạo hạ tầng như chỉnh hướng khúc cua, mở rộng, lát đường, phân luồng, kiểm soát luồng bằng dải phân cách.
Những điểm nút này được tháo gỡ sẽ góp phần tạo thói quen chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho người dân, giảm được nhiều số vụ và số người chết vì tai nạn giao thông.
Về kết cấu hạ tầng giao thông, thành phố sẽ cần khoảng hơn 441 tỷ đồng để tối đa hóa năng lực lưu thông của các nút giao, giảm mức độ ùn tắc, đảm bảo an toàn cho các phương tiện và người tham gia giao thông tại các nút, điểm đen.
Trước mắt sẽ cải tạo nút giao, xử lý các điểm có nguy cơ tai nạn, cải thiện hạ tầng cho người đi bộ và phát triển kết cấu hạ tầng vận tải hành khách công cộng. Trong 75 nút giao thông được đề xuất, có thể kể đến các nút trọng điểm hiện nay trên đường Phạm Văn Đồng, Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Minh Khai, Nguyễn Trãi, Pháp Vân, Lĩnh Nam, Đê La Thành…
Các biện pháp được đưa ra trong việc cải thiện hạ tầng cho người đi bộ gồm xây dựng cầu bộ hành, sử dụng vạch kẻ đường, đèn tín hiệu, kết hợp sơn kẻ đường cho người đi bộ, đặt biển báo giảm tốc độ với dòng giao thông cơ giới, sử dụng đảo dừng, băng giảm tốc, gờ giảm tốc hạn chế tốc độ cho dòng giao thông cơ giới, lắp đặt barrier bộ hành.
Riêng đối với công tác tổ chức và quản lý giao thông, phương án tách làn đường được coi là phương án tối ưu để làm mới bộ mặt giao thông Thủ đô. Các phương tiện cơ giới sẽ được tách thành 2 làn riêng biệt, gồm một làn đường dành cho ôtô, một làn đường dành cho môtô, xe máy, xe thô sơ.
ác trục đường hướng tâm, các trục đường vành đai, các tuyến đường một chiều, đường đôi có bề mặt đường rộng.
Theo nghiên cứu của Dự án Phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông Hà Nội (TRAHUD), sẽ cần khoảng 385,4 tỷ đồng cho công tác này.
Càng chậm sẽ càng tắc
Tình trạng phương tiện gia tăng quá nhanh, năng lực phục vụ của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội đã quá tải từ lâu, trong khi tốc độ đầu tư, xây dựng và mở rộng mạng lưới giao thông hạ tầng quá chậm đã làm gia tăng ùn tắc, nguyên nhân gây tai nạn giao thông, ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Vì vậy, càng chậm triển khai các dự án hạ tầng bao nhiêu thì Hà Nội càng tắc bấy nhiêu.
Việc xây dựng gấp rút các tuyến đường trên cao, đường ưu tiên giai đoạn 2010-2015 làm giảm tối đa không gian đường hiện có, giảm thiểu công tác giải phóng mặt bằng là giải pháp cấp bách để giải bài toán ùn tắc và tai nạn giao thông.
Theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải trình thành phố, để nâng cao năng lực giao thông, liên kết các trục đường vành đai, giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng bức xúc, 4 tuyến đường được ưu tiên xây dựng gồm đường Ô Chợ Dừa-Cát Linh-La Thành; nút giao tại khách sạn Daewoo đoạn từ đường vành đai I-Láng; đường Bưởi-Cầu Giấy; đường vành đai III gồm các nút Thanh Xuân, Láng-Hòa Lạc, Linh Đàm-Mai Dịch, Mai Dịch-Nội Bài.
Sáu tuyến đường trên cao gồm đường trên đê Hữu Hồng đoạn từ đường Lạc Long Quân-Yên Phụ; đoạn Ngã Tư Sở-Ngã tư Vọng-Minh Khai-cầu Vĩnh Tuy; đoạn từ Nội Bài-cầu Thăng Long-Mai Dịch-Linh Đàm-Pháp Vân; trục đường từ ga Hà Nội-Xã Đàn-Phạm Ngọc Thạch-Tôn Thất Tùng-Kim Giang-đường 70; trục đường Trần Duy Hưng-Liễu Giai-Hồ Tây và trục đường Giảng Võ-Láng Hạ-Thanh Xuân.
Nhiều chuyên gia cho rằng để kế hoạch này đạt được các mục tiêu đề ra cần có sự đầu tư nhiều hơn trong lập quy hoạch, xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện. Bên cạnh đó cần công khai rộng rãi quy hoạch cũng như các giải pháp để mọi người dân biết và ủng hộ vì lợi ích chung./.
Để kiềm chế được tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trong 5 năm tới, Hà Nội cần trên 1.200 tỷ đồng để tạo thói quen tuân thủ luật lệ cho mọi người dân khi tham gia giao thông, giảm thiểu số vụ và số người chết vì tai nạn giao thông, nâng cao năng lực đảm bảo an toàn giao thông cho cơ quan chuyên ngành.
Tuy nhiên, với mức đầu tư lớn như vậy, hiệu quả liệu có đạt như mục tiêu đề ra trong bối cảnh giao thông Thủ đô hiện đang “dọc ngang bàn cờ”!
Tách làn phương tiện
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, để cải thiện giao thông cho Thủ đô, tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo an toàn giao thông từ nay đến năm 2015, Hà Nội cần phải nghiên cứu cải tạo 177 điểm đen và 75 nút giao thông thường xuyên có nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông.
Hình thức cải tạo là đặt biển hạn chế tốc độ, sơn kẻ, sơn gờ giảm tốc; lắp các thiết bị cảnh báo như biển phản quang, cột phân làn; cải tạo hạ tầng như chỉnh hướng khúc cua, mở rộng, lát đường, phân luồng, kiểm soát luồng bằng dải phân cách.
Những điểm nút này được tháo gỡ sẽ góp phần tạo thói quen chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho người dân, giảm được nhiều số vụ và số người chết vì tai nạn giao thông.
Về kết cấu hạ tầng giao thông, thành phố sẽ cần khoảng hơn 441 tỷ đồng để tối đa hóa năng lực lưu thông của các nút giao, giảm mức độ ùn tắc, đảm bảo an toàn cho các phương tiện và người tham gia giao thông tại các nút, điểm đen.
Trước mắt sẽ cải tạo nút giao, xử lý các điểm có nguy cơ tai nạn, cải thiện hạ tầng cho người đi bộ và phát triển kết cấu hạ tầng vận tải hành khách công cộng. Trong 75 nút giao thông được đề xuất, có thể kể đến các nút trọng điểm hiện nay trên đường Phạm Văn Đồng, Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Minh Khai, Nguyễn Trãi, Pháp Vân, Lĩnh Nam, Đê La Thành…
Các biện pháp được đưa ra trong việc cải thiện hạ tầng cho người đi bộ gồm xây dựng cầu bộ hành, sử dụng vạch kẻ đường, đèn tín hiệu, kết hợp sơn kẻ đường cho người đi bộ, đặt biển báo giảm tốc độ với dòng giao thông cơ giới, sử dụng đảo dừng, băng giảm tốc, gờ giảm tốc hạn chế tốc độ cho dòng giao thông cơ giới, lắp đặt barrier bộ hành.
Riêng đối với công tác tổ chức và quản lý giao thông, phương án tách làn đường được coi là phương án tối ưu để làm mới bộ mặt giao thông Thủ đô. Các phương tiện cơ giới sẽ được tách thành 2 làn riêng biệt, gồm một làn đường dành cho ôtô, một làn đường dành cho môtô, xe máy, xe thô sơ.
ác trục đường hướng tâm, các trục đường vành đai, các tuyến đường một chiều, đường đôi có bề mặt đường rộng.
Theo nghiên cứu của Dự án Phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông Hà Nội (TRAHUD), sẽ cần khoảng 385,4 tỷ đồng cho công tác này.
Càng chậm sẽ càng tắc
Tình trạng phương tiện gia tăng quá nhanh, năng lực phục vụ của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội đã quá tải từ lâu, trong khi tốc độ đầu tư, xây dựng và mở rộng mạng lưới giao thông hạ tầng quá chậm đã làm gia tăng ùn tắc, nguyên nhân gây tai nạn giao thông, ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Vì vậy, càng chậm triển khai các dự án hạ tầng bao nhiêu thì Hà Nội càng tắc bấy nhiêu.
Việc xây dựng gấp rút các tuyến đường trên cao, đường ưu tiên giai đoạn 2010-2015 làm giảm tối đa không gian đường hiện có, giảm thiểu công tác giải phóng mặt bằng là giải pháp cấp bách để giải bài toán ùn tắc và tai nạn giao thông.
Theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải trình thành phố, để nâng cao năng lực giao thông, liên kết các trục đường vành đai, giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng bức xúc, 4 tuyến đường được ưu tiên xây dựng gồm đường Ô Chợ Dừa-Cát Linh-La Thành; nút giao tại khách sạn Daewoo đoạn từ đường vành đai I-Láng; đường Bưởi-Cầu Giấy; đường vành đai III gồm các nút Thanh Xuân, Láng-Hòa Lạc, Linh Đàm-Mai Dịch, Mai Dịch-Nội Bài.
Sáu tuyến đường trên cao gồm đường trên đê Hữu Hồng đoạn từ đường Lạc Long Quân-Yên Phụ; đoạn Ngã Tư Sở-Ngã tư Vọng-Minh Khai-cầu Vĩnh Tuy; đoạn từ Nội Bài-cầu Thăng Long-Mai Dịch-Linh Đàm-Pháp Vân; trục đường từ ga Hà Nội-Xã Đàn-Phạm Ngọc Thạch-Tôn Thất Tùng-Kim Giang-đường 70; trục đường Trần Duy Hưng-Liễu Giai-Hồ Tây và trục đường Giảng Võ-Láng Hạ-Thanh Xuân.
Nhiều chuyên gia cho rằng để kế hoạch này đạt được các mục tiêu đề ra cần có sự đầu tư nhiều hơn trong lập quy hoạch, xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện. Bên cạnh đó cần công khai rộng rãi quy hoạch cũng như các giải pháp để mọi người dân biết và ủng hộ vì lợi ích chung./.
(Báo Tin tức/Vietnam+)