Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, 100% dân số nông thôn của Hà Nội được sử dụng nước hợp vệ sinh, Hà Nội đã đầu tư gần 450 tỷ đồng xây dựng các dự án cấp nước sạch liên xã trên địa bàn các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Phúc Thọ và dự án cấp nước sạch xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
Các dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội làm chủ đầu tư được thực hiện trong ba năm (2013-2015).
Đây là các dự án được thực hiện bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, trong đó dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch liên xã Tam Hưng, Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) có công suất khoảng 3.500 m3/ngày đêm, với mức đầu tư gần 94,4 tỷ đồng; dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch liên xã Liên Phương, Vân Tảo, Hà Hồi, Hồng Vân, Thư Phú (huyện Thường Tín) công suất khoảng 8.500 m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư gần 172 tỷ đồng; dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức công suất khoảng 4.500 m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng; dự án cấp nước sạch liên xã Hiệp Thuận, Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ với công suất 6.000 m3/ngày đêm, tổng đầu tư gần 93 tỷ đồng.
Hà Nội hiện đang triển khai kế hoạch 5 năm Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả vốn vay WB của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2013-2017, với tổng kinh phí là 743 tỷ đồng, trong đó vốn WB 640 tỷ đồng, vốn đối ứng 103 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hà Nội còn thực hiện các dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bằng nhiều nguồn khác với tổng kinh phí khoảng 1.836 tỷ đồng.
Địa điểm để thực hiện chương trình này trên phạm vi 13 huyện với 77 xã của thành phố Hà Nội. Trong đó, hợp phần I (Cải thiện điều kiện cấp nước) đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn WB cho bảy cụm công trình cấp nước quy mô xã và liên xã, cấp nước sạch cho khoảng 165.000 người thông qua 25.650 hộ đấu nối sử dụng.
Hợp phần II (Cải thiện điều kiện vệ sinh) đầu tư xây dựng 167 nhà vệ sinh cho trường học đạt chuẩn quốc gia, xây dựng 63 nhà vệ sinh trạm xá đạt chuẩn quốc gia; cải tạo, xây mới 22.100 công trình vệ sinh hộ gia đình đạt chuẩn.
Hợp phần III (Nâng cao năng lực), hỗ trợ kỹ thuật, giám sát, đánh giá và quản lý chương trình bao gồm đào tạo, xây dựng năng lực cho ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn; năng lực giám sát và đánh giá, quản lý chất lượng nước; lập kế hoạch và tăng tính bền vững của các công trình cấp nước./.
Các dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội làm chủ đầu tư được thực hiện trong ba năm (2013-2015).
Đây là các dự án được thực hiện bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, trong đó dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch liên xã Tam Hưng, Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) có công suất khoảng 3.500 m3/ngày đêm, với mức đầu tư gần 94,4 tỷ đồng; dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch liên xã Liên Phương, Vân Tảo, Hà Hồi, Hồng Vân, Thư Phú (huyện Thường Tín) công suất khoảng 8.500 m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư gần 172 tỷ đồng; dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức công suất khoảng 4.500 m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng; dự án cấp nước sạch liên xã Hiệp Thuận, Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ với công suất 6.000 m3/ngày đêm, tổng đầu tư gần 93 tỷ đồng.
Hà Nội hiện đang triển khai kế hoạch 5 năm Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả vốn vay WB của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2013-2017, với tổng kinh phí là 743 tỷ đồng, trong đó vốn WB 640 tỷ đồng, vốn đối ứng 103 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hà Nội còn thực hiện các dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bằng nhiều nguồn khác với tổng kinh phí khoảng 1.836 tỷ đồng.
Địa điểm để thực hiện chương trình này trên phạm vi 13 huyện với 77 xã của thành phố Hà Nội. Trong đó, hợp phần I (Cải thiện điều kiện cấp nước) đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn WB cho bảy cụm công trình cấp nước quy mô xã và liên xã, cấp nước sạch cho khoảng 165.000 người thông qua 25.650 hộ đấu nối sử dụng.
Hợp phần II (Cải thiện điều kiện vệ sinh) đầu tư xây dựng 167 nhà vệ sinh cho trường học đạt chuẩn quốc gia, xây dựng 63 nhà vệ sinh trạm xá đạt chuẩn quốc gia; cải tạo, xây mới 22.100 công trình vệ sinh hộ gia đình đạt chuẩn.
Hợp phần III (Nâng cao năng lực), hỗ trợ kỹ thuật, giám sát, đánh giá và quản lý chương trình bao gồm đào tạo, xây dựng năng lực cho ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn; năng lực giám sát và đánh giá, quản lý chất lượng nước; lập kế hoạch và tăng tính bền vững của các công trình cấp nước./.
(TTXVN)