Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh khẳng định sự cố gắng của các quận, huyện, các đơn vị có liên quan đã cơ bản làm sạch trên toàn tuyến sông Tô Lịch.
Ngày 12/8, tại cuộc họp kiểm điểm công tác vệ sinh môi trường sông Tô Lịch và công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công hạ tầng kỹ thuật bờ phải sông Tô Lịch, Phó Chủ tịch cũng lưu ý, các quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước thành phố về việc duy trì, giữ gìn vệ sinh sông Tô Lịch theo địa bàn, gắn trách nhiệm tới từng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các phường.
“Các quận, huyện tiếp tục tập trung xử lý quyết liệt những vi phạm. Đặc biệt, cần phạt thật nặng những trường hợp tái vi phạm, cố tình lấn chiếm,” ông Khanh nhấn mạnh.
Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, đến nay, các quận, huyện liên quan đã gần như hoàn tất việc tổng vệ sinh, dọn dẹp đất, rác thải, tháo dỡ bục bệ, xử lý các công trình vi phạm, lấn chiếm... trên toàn tuyến sông Tô Lịch. Cụ thể, các đơn vị đã tổng vệ sinh, thu dọn, vận chuyển hơn 26.400m3 rác và phế thải… dọc bờ phải sông Tô Lịch.
Các quận dọc hai bên bờ sông như Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và huyện Thanh Trì cũng đã giải tỏa hàng trăm bục bệ, nhiều lều lán, mái che, mái vẩy, điểm kinh doanh vật liệu xây dựng, chợ cóc, hàng quán, biển quảng cáo... trái phép.
Tuy nhiên, các bãi để xe có phép do Sở Giao thông Vận tải quản lý ở phường Nghĩa Đô, Đại Kim, hay bãi để xe máy của chợ Cầu Giấy ở phường Quan Hoa hiện vẫn chưa được giải tỏa.
Bên cạnh đó, việc giải tỏa chợ cóc bên lề đường chưa triệt để, vẫn còn hiện tượng tái lấn chiếm sau khi thu dọn xong đất thải, phế thải.
Liên quan tới việc bố trí các điểm đỗ dọc tuyến, ông Vũ Hồng Khanh yêu cầu các quận phải rà soát và đề xuất để Sở Giao thông Vận tải thẩm định trình Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét, quyết định việc sắp xếp tổ chức có trật tự các điểm đỗ xe trên tuyến.
Đối với việc giải phóng mặt bằng để thi công hai bên bờ sông Tô Lịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố cho biết có đủ quỹ nhà để bố trí tái định cư cho người dân. Vì vậy, trong khi thực hiện giải phóng mặt bằng, các đơn vị thi công đồng thời phải khẩn trương nhập cuộc để triển khai ở những vị trí đã có mặt bằng sạch.
Theo Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội, việc giải phóng mặt bằng để thi công đường bờ trái sông Tô Lịch chỉ còn vướng một số hộ dân. Trong khi đó, khâu giải phóng mặt bằng phục vụ thi công đường bờ phải sông Tô Lịch còn tồn tại hàng trăm hộ chưa bàn giao mặt bằng.
Cụ thể, phường Quan Hoa còn 120 hộ, Yên Hòa còn 119 hộ, Nhân Chính còn 80 hộ, hai phường Thượng Đình và Hạ Đình còn 200 hộ, phường Đại Kim 50 hộ./.
Ngày 12/8, tại cuộc họp kiểm điểm công tác vệ sinh môi trường sông Tô Lịch và công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công hạ tầng kỹ thuật bờ phải sông Tô Lịch, Phó Chủ tịch cũng lưu ý, các quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước thành phố về việc duy trì, giữ gìn vệ sinh sông Tô Lịch theo địa bàn, gắn trách nhiệm tới từng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các phường.
“Các quận, huyện tiếp tục tập trung xử lý quyết liệt những vi phạm. Đặc biệt, cần phạt thật nặng những trường hợp tái vi phạm, cố tình lấn chiếm,” ông Khanh nhấn mạnh.
Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, đến nay, các quận, huyện liên quan đã gần như hoàn tất việc tổng vệ sinh, dọn dẹp đất, rác thải, tháo dỡ bục bệ, xử lý các công trình vi phạm, lấn chiếm... trên toàn tuyến sông Tô Lịch. Cụ thể, các đơn vị đã tổng vệ sinh, thu dọn, vận chuyển hơn 26.400m3 rác và phế thải… dọc bờ phải sông Tô Lịch.
Các quận dọc hai bên bờ sông như Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và huyện Thanh Trì cũng đã giải tỏa hàng trăm bục bệ, nhiều lều lán, mái che, mái vẩy, điểm kinh doanh vật liệu xây dựng, chợ cóc, hàng quán, biển quảng cáo... trái phép.
Tuy nhiên, các bãi để xe có phép do Sở Giao thông Vận tải quản lý ở phường Nghĩa Đô, Đại Kim, hay bãi để xe máy của chợ Cầu Giấy ở phường Quan Hoa hiện vẫn chưa được giải tỏa.
Bên cạnh đó, việc giải tỏa chợ cóc bên lề đường chưa triệt để, vẫn còn hiện tượng tái lấn chiếm sau khi thu dọn xong đất thải, phế thải.
Liên quan tới việc bố trí các điểm đỗ dọc tuyến, ông Vũ Hồng Khanh yêu cầu các quận phải rà soát và đề xuất để Sở Giao thông Vận tải thẩm định trình Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét, quyết định việc sắp xếp tổ chức có trật tự các điểm đỗ xe trên tuyến.
Đối với việc giải phóng mặt bằng để thi công hai bên bờ sông Tô Lịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố cho biết có đủ quỹ nhà để bố trí tái định cư cho người dân. Vì vậy, trong khi thực hiện giải phóng mặt bằng, các đơn vị thi công đồng thời phải khẩn trương nhập cuộc để triển khai ở những vị trí đã có mặt bằng sạch.
Theo Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội, việc giải phóng mặt bằng để thi công đường bờ trái sông Tô Lịch chỉ còn vướng một số hộ dân. Trong khi đó, khâu giải phóng mặt bằng phục vụ thi công đường bờ phải sông Tô Lịch còn tồn tại hàng trăm hộ chưa bàn giao mặt bằng.
Cụ thể, phường Quan Hoa còn 120 hộ, Yên Hòa còn 119 hộ, Nhân Chính còn 80 hộ, hai phường Thượng Đình và Hạ Đình còn 200 hộ, phường Đại Kim 50 hộ./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)