Hà Nội: Chỉ đạo kiểm tra việc đổ phế thải “bức tử” sông Hồng

Việc đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua Đan Phượng, không chỉ gây ô nhiễm môi trường, còn ảnh hưởng đến dòng chảy, làm gia tăng nguy cơ xói lở bờ sông và tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt, 

Nước sông Hồng gây ngập đường Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, sáng 11/9. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Nước sông Hồng gây ngập đường Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, sáng 11/9. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Theo đó, báo chí phản ánh tình trạng "bức tử" sông Hồng với các hoạt động đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, biến khu vực này thành bãi tập kết vật liệu xây dựng. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, bãi phế thải này còn ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên, làm gia tăng nguy cơ xói lở bờ sông và tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt, đặc biệt trong mùa mưa.

Về việc này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Trần Sỹ Thanh giao Ủy ban Nhân dân huyện Đan Phượng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ.

Trước đó, báo chí nêu trên sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang phải oằn mình bởi tình trạng đổ trộm phế thải, ghi nhận thực tế tại khu vực tập kết phế thải rộng hàng vài nghìn mét vuông ở ven sông.

Sự tồn tại của bãi phế thải này cùng với một số nguồn thải khác xuất hiện ngay khu vực đầu nguồn của trạm bơm Nhà máy nước mặt sông Hồng - nơi sẽ cung cấp nước sạch cho hàng triệu người dân Hà Nội đã để lại nhiều nghi ngại nguồn nước và hệ sinh thái xung quanh dự án Nhà máy nước sạch.

Tại bãi phế thải ghi nhận thấy bê tông, gạch vỡ, túi ni lông, bao tải... được chôn sâu ngay mép nước mỗi ngày đều lấn ra sông như những vết dầu loang nuốt trọn cả vùng lòng sông rộng lớn. Không chỉ có phế thải xây dựng, rác thải sinh hoạt cũng bị đổ trộm, biến khung cảnh vùng ven sông xanh tươi, thanh bình thành trở nên nhếch nhác.

Người dân địa phương cho biết, tình trạng này bắt đầu khoảng một tháng trở lại đây và vẫn đang tiếp diễn với hàng loạt xe tải liên tục chở phế thải đến đổ mỗi ngày./.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.