Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, tiền thưởng Tết Tân Mão tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội có sự chênh lệch khá lớn, với mức cao nhất là 72,9 triệu đồng và mức thấp nhất là 200.000 đồng.
Đây là kết quả được tổng hợp từ bốn loại hình doanh nghiệp gồm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có vốn chi phối của Nhà nước, doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Mức thưởng Tết cao nhất ở khu vực doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp FDI tương đương nhau với 72,9 và 72,7 triệu đồng/người, thấp nhất là 500.000 đồng. Tiếp đó là khu vực doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có mức thưởng cao nhất là 40 triệu đồng/người và thấp nhất là 200.000 đồng. Khu vực doanh nghiệp dân doanh cao nhất là 15,5 triệu đồng/người và thấp nhất là 400.000 đồng/người, giảm 3,6% so với năm 2009.
Trong lĩnh vực tiền lương, theo báo cáo, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có mức thu nhập 3,85 triệu đồng/người/tháng, tăng 37,5% so với năm 2009. Trong đó, người có mức thu nhập cao nhất ở khu vực này đạt 27 triệu đồng/người/tháng, tập trung ở lĩnh vực dịch vụ, thương mại.
Còn người có mức thu nhập thấp nhất là 1,24 triệu đồng/người/tháng, tập trung ở ngành dệt may, giầy da. Việc tăng lương ở khu vực này chủ yếu do Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng tăng lên so với năm 2009.
Đối với doanh nghiệp cổ phần có vốn chi phối của Nhà nước, mức thu nhập bình quân của người lao động đạt 4,09 triệu đồng/người/tháng, cao hơn so với khu vực doanh nghiệp vốn Nhà nước 6,23%, với mức cao nhất là 72,9 triệu đồng/người/tháng và mức thu nhập bình quân thấp nhất là một triệu đồng/người/tháng.
Đây là khu vực được đánh giá là đã vượt qua khủng hoảng kinh tế và dang dần ổn định sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa. Do đó, năng xuất lao động đang tăng dần dẫn tới thu nhập của người lao động cũng được cải thiện.
Trong khu vực doanh nghiệp dân doanh, tiền lương bình quân được xác định là ba triệu đồng/người/tháng, với mức cao nhất là 15,5 triệu đồng/người/tháng và thấp nhất là 1,2 triệu đồng/người/tháng.
Theo phân tích, lương ở khu vực này tăng chủ yếu là do sự phát triển của thị trường lao động, giá nhân công trên thị trường tăng hơn so với năm 2009. Mặt khác, lương của loại hình doanh nghiệp này tăng còn do có sự điều chỉnh tăng lương tối thiểu của Chính phủ.
Ở khu vực doanh nghiệp FDI, mức lương bình quân là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 29,9% so với năm 2009. Ở loại hình doanh nghiệp này, mức chênh lệch về tiền lương giữa các doanh nghiệp là tương đối lớn.
Thống kê cho thấy, mức lương ở khối doanh nghiệp dịch vụ, ngân hàng đạt mức 11-15 triệu đồng/người/tháng; khu vực doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, cơ khí, may mặc mức thu nhập bình quân chỉ đạt 1,5-1,8 triệu đồng/người/tháng. Mức lương cao nhất ở khu vực doanh nghiệp FDI được xác định là 60 triệu đồng và thấp nhất là 1,27 triệu đồng.
Theo đánh giá của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, mức tiền lương và tiền thưởng thấp nhất thuộc về những phần lao động giản đơn, chưa qua đào tạo. Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đều đã chi trả mức lương cho người lao động cao hơn mức lương của năm 2009, song do tình hình biết động giá do đó đời sống của người lao động thực tế vẫn không được cải thiện đáng kể.
Riêng đối với lao động khu vực doanh nghiệp dân doanh, tiền thưởng Tết của người lao động ở khu vực này giảm do suy giảm kinh tế năm 2008 dẫn đến việc người lao động thiếu việc, Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng và do phải đóng thêm 1% bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động./.
Đây là kết quả được tổng hợp từ bốn loại hình doanh nghiệp gồm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có vốn chi phối của Nhà nước, doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Mức thưởng Tết cao nhất ở khu vực doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp FDI tương đương nhau với 72,9 và 72,7 triệu đồng/người, thấp nhất là 500.000 đồng. Tiếp đó là khu vực doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có mức thưởng cao nhất là 40 triệu đồng/người và thấp nhất là 200.000 đồng. Khu vực doanh nghiệp dân doanh cao nhất là 15,5 triệu đồng/người và thấp nhất là 400.000 đồng/người, giảm 3,6% so với năm 2009.
Trong lĩnh vực tiền lương, theo báo cáo, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có mức thu nhập 3,85 triệu đồng/người/tháng, tăng 37,5% so với năm 2009. Trong đó, người có mức thu nhập cao nhất ở khu vực này đạt 27 triệu đồng/người/tháng, tập trung ở lĩnh vực dịch vụ, thương mại.
Còn người có mức thu nhập thấp nhất là 1,24 triệu đồng/người/tháng, tập trung ở ngành dệt may, giầy da. Việc tăng lương ở khu vực này chủ yếu do Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng tăng lên so với năm 2009.
Đối với doanh nghiệp cổ phần có vốn chi phối của Nhà nước, mức thu nhập bình quân của người lao động đạt 4,09 triệu đồng/người/tháng, cao hơn so với khu vực doanh nghiệp vốn Nhà nước 6,23%, với mức cao nhất là 72,9 triệu đồng/người/tháng và mức thu nhập bình quân thấp nhất là một triệu đồng/người/tháng.
Đây là khu vực được đánh giá là đã vượt qua khủng hoảng kinh tế và dang dần ổn định sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa. Do đó, năng xuất lao động đang tăng dần dẫn tới thu nhập của người lao động cũng được cải thiện.
Trong khu vực doanh nghiệp dân doanh, tiền lương bình quân được xác định là ba triệu đồng/người/tháng, với mức cao nhất là 15,5 triệu đồng/người/tháng và thấp nhất là 1,2 triệu đồng/người/tháng.
Theo phân tích, lương ở khu vực này tăng chủ yếu là do sự phát triển của thị trường lao động, giá nhân công trên thị trường tăng hơn so với năm 2009. Mặt khác, lương của loại hình doanh nghiệp này tăng còn do có sự điều chỉnh tăng lương tối thiểu của Chính phủ.
Ở khu vực doanh nghiệp FDI, mức lương bình quân là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 29,9% so với năm 2009. Ở loại hình doanh nghiệp này, mức chênh lệch về tiền lương giữa các doanh nghiệp là tương đối lớn.
Thống kê cho thấy, mức lương ở khối doanh nghiệp dịch vụ, ngân hàng đạt mức 11-15 triệu đồng/người/tháng; khu vực doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, cơ khí, may mặc mức thu nhập bình quân chỉ đạt 1,5-1,8 triệu đồng/người/tháng. Mức lương cao nhất ở khu vực doanh nghiệp FDI được xác định là 60 triệu đồng và thấp nhất là 1,27 triệu đồng.
Theo đánh giá của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, mức tiền lương và tiền thưởng thấp nhất thuộc về những phần lao động giản đơn, chưa qua đào tạo. Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đều đã chi trả mức lương cho người lao động cao hơn mức lương của năm 2009, song do tình hình biết động giá do đó đời sống của người lao động thực tế vẫn không được cải thiện đáng kể.
Riêng đối với lao động khu vực doanh nghiệp dân doanh, tiền thưởng Tết của người lao động ở khu vực này giảm do suy giảm kinh tế năm 2008 dẫn đến việc người lao động thiếu việc, Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng và do phải đóng thêm 1% bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động./.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)