Theo nguồn tin của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, chiều 29/6, thành phố Hà Nội đã đồng ý phương án lắp dựng bốn cổng chào tại các địa điểm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quyết định này được đưa ra trên cơ sở đề xuất của các cơ quan chuyên môn, ý kiến góp ý của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Hà Nội.
Riêng phương án cổng chào thứ năm trên Quốc lộ 5 tuyến Hà Nội-Hải Phòng (đoạn từ Km9+600 đến Km9+650) thuộc thôn Dương Đanh, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm là chưa được sự đồng thuận của các cơ quan có liên quan.
Cũng theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, thiết kế cổng chào (không phải Khải Hoàn Môn) bảo đảm yêu cầu là công trình có nét đẹp văn hóa, không mang tính chất vĩnh cửu, có thể chỉnh sửa được, bảo đảm yêu cầu kỹ, mỹ thuật cao nhất để tuyên truyền, cổ động trực quan, trang trí thành phố, chào đón khách trong nước và quốc tế đến dự Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Đây cũng là công trình ghi dấu sự kiện kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, tạo không khí cho ngày hội lớn của Thủ đô Hà Nội 1.000 năm tuổi, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân; đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ Hà Nội 1.000 năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình.
Dự án xây dựng cổng chào đã được các doanh nghiệp hưởng ứng, đóng góp kinh phí xây dựng theo phương thức xã hội hóa và không quảng cáo sản phẩm trên cổng chào. Hiện nay, các sở, ngành và các doanh nghiệp đang tích cực triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào dịp kỷ niệm 65 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/2010).
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố đã chấp thuận năm doanh nghiệp được tham gia xây dựng năm cổng chào (trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp) gồm công ty cổ phần Vincom làm cổng chào số 1 trên đường 1A; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) làm cổng số hai trên đường cao tốc Bắc Thăng Long-Nội Bài; Vinaconex làm cổng chào số ba trên đường Láng-Hòa Lạc; Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC làm cổng chào số bốn trên đường 5 Hà Nội-Hải Phòng; Công ty cổ phần Him Lam làm cổng số năm trên đường cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn.
Trong đó Công ty cổ phần Him Lam và Công ty cổ phần Vincom đề nghị được xây dựng hai cổng chào tặng thành phố; ba doanh nghiệp còn lại dự định ủng hộ ít nhất 50% kinh phí xây dựng ba cổng chào được tham gia.
Ngày 10/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1470/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề cương các hoạt động tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và Đại lễ kỷ niệm; trong đó có nội dung “Thiết kế cổng chào, trang trí kết hoa cách điệu chào mừng Thủ đô ngàn năm tại các cửa ngõ ra vào thành phố, những huyết mạch giao thông quan trọng”./.
Quyết định này được đưa ra trên cơ sở đề xuất của các cơ quan chuyên môn, ý kiến góp ý của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Hà Nội.
Riêng phương án cổng chào thứ năm trên Quốc lộ 5 tuyến Hà Nội-Hải Phòng (đoạn từ Km9+600 đến Km9+650) thuộc thôn Dương Đanh, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm là chưa được sự đồng thuận của các cơ quan có liên quan.
Cũng theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, thiết kế cổng chào (không phải Khải Hoàn Môn) bảo đảm yêu cầu là công trình có nét đẹp văn hóa, không mang tính chất vĩnh cửu, có thể chỉnh sửa được, bảo đảm yêu cầu kỹ, mỹ thuật cao nhất để tuyên truyền, cổ động trực quan, trang trí thành phố, chào đón khách trong nước và quốc tế đến dự Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Đây cũng là công trình ghi dấu sự kiện kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, tạo không khí cho ngày hội lớn của Thủ đô Hà Nội 1.000 năm tuổi, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân; đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ Hà Nội 1.000 năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình.
Dự án xây dựng cổng chào đã được các doanh nghiệp hưởng ứng, đóng góp kinh phí xây dựng theo phương thức xã hội hóa và không quảng cáo sản phẩm trên cổng chào. Hiện nay, các sở, ngành và các doanh nghiệp đang tích cực triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào dịp kỷ niệm 65 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/2010).
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố đã chấp thuận năm doanh nghiệp được tham gia xây dựng năm cổng chào (trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp) gồm công ty cổ phần Vincom làm cổng chào số 1 trên đường 1A; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) làm cổng số hai trên đường cao tốc Bắc Thăng Long-Nội Bài; Vinaconex làm cổng chào số ba trên đường Láng-Hòa Lạc; Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC làm cổng chào số bốn trên đường 5 Hà Nội-Hải Phòng; Công ty cổ phần Him Lam làm cổng số năm trên đường cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn.
Trong đó Công ty cổ phần Him Lam và Công ty cổ phần Vincom đề nghị được xây dựng hai cổng chào tặng thành phố; ba doanh nghiệp còn lại dự định ủng hộ ít nhất 50% kinh phí xây dựng ba cổng chào được tham gia.
Ngày 10/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1470/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề cương các hoạt động tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và Đại lễ kỷ niệm; trong đó có nội dung “Thiết kế cổng chào, trang trí kết hoa cách điệu chào mừng Thủ đô ngàn năm tại các cửa ngõ ra vào thành phố, những huyết mạch giao thông quan trọng”./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)